Chụp X quang phổi có thể giúp bác sĩ phát hiện nhiều bệnh lý ở phổi như viêm phổi, tràn khí màng phổi, chấn thương xương sườn, đồng thời là căn cứ để phát hiện một số bệnh lý nguy hiểm như xẹp phổi, ung thư phổi, u phổi, nhồi máu phổi mà nếu bằng mắt thường, bác sĩ sẽ khó có thể chẩn đoán chính xác được.
Bạn đang đọc: Chụp X quang phổi giúp chẩn đoán nhiều bệnh nguy hiểm
1. Chụp X quang phổi là gì?
Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, sử dụng máy chụp X quang, phát ra tia X chiếu xuyên qua ngực cho hình ảnh về phổi.
Hình ảnh trên phim chụp X quang có thể giúp bác sĩ phát hiện nhiều bệnh lý.
1.1 Ưu điểm khi chụp X quang phổi
- Nhanh chóng
- Chi phí hợp lý
- Có thể nhìn được hai lá phổi, bóng tim, lồng ngực
- Có thể thấy các tổn thương đủ lớn, không bị che lấp trên hai bên phổi.
1.2 Hạn chế khi chụp X quang phổi
- Khó phát hiện tổn thương tại vị trí khó quan sát như hai đỉnh phổi
- Tổn thương có thể bị che bởi bóng tim, xương sườn
- Không thấy được tổn thương nhỏ hoặc ở giai đoạn sớm
2. Chụp X quang phổi có hại không?
Nhiều người lo lắng tia X trong chụp X có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cho biết, tia X khi sử dụng sẽ được điều chỉnh để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân, vì vậy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tần suất chụp X quang (số lần chụp, khoảng cách giữa 2 lần chụp) các bác sĩ sẽ cân nhắc tốt nhất cho bạn, bạn không tự ý chụp X quang khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ X.
Chụp X quang sử dụng tia X có khả năng chiếu xuyên qua da, các mô mềm, dịch của cơ thể vì vậy không gây đau hay chảy máu trên cơ thể người bệnh. Sau khi chụp X quang, bạn hoàn toàn có thể xuất viện và thực hiện các hoạt động khác như bình thường.
3. Chụp X quang phổi có thể biết được những bệnh gì?
3.1 Tràn dịch màng phổi
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Chụp cộng hưởng từ biết được những bệnh gì?
Hình ảnh tràn dịch màng phổi trên phim chụp X quang
Bình thường lượng dịch trong khoang màng phổi khoảng 10-15 ml và có màu vàng chanh. Tràn dịch màng phổi là khi lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức bình thường. Tràn dịch màng phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và biểu hiện trên phim chụp X quang.
Đối với tràn dịch màng phổi, trên phim X quang phổi cho hình ảnh mờ thuần nhất ở đáy phổi, mất góc sườn hoành, vòm hoành, bờ tim, giãn các khoảng gian sườn, đẩy tim, trung thất sang bên đối diện nếu tràn dịch nhiều.
Tràn dịch vừa phải trên phim chụp X quang có thể thấy ranh giới trên là một đường cong lõm lên trên.
Trường hợp tràn dịch nhiều có thể thấy mờ toàn bộ một bên phổi.
3.2 Tràn khí màng phổi
Là tình trạng khí lọt vào giữa hai lá màng phổi, thông thường khoang màng phổi không có khí, tràn khí màng phổi sẽ là xuất hiện khí trong màng phổi.
Bình thường áp lực màng phổi âm tính, khi tràn khí màng phổi làm tăng áp lực màng phổi khiến phổi bị xẹp xuống.
Trên phim X quang phổi thấy hình ảnh tăng sáng không có vân của phổi, phổi bị ép lại, nhìn thấy đường viền màng phổi tạng rõ nét. Cũng có khi thu nhỏ thành một cục giống u ở vùng rốn phổi, gian sườn giãn, đẩy tim và trung thất, vòm hoành hạ thấp.
Ngoài ra, khi tràn khí màng phổi hình ảnh cho phản ánh bờ màng phổi tạng lồi về thành ngực. Trái ngược bờ màng phổi lõm đối với bóng khí phế lũng.
3.3 Viêm phổi
Hình ảnh trên phim chụp X quang cho thấy có những đám mờ rải rác hay khu trú trong nhu mô phổi. Đám mờ có nhiều hình thể khác nhau như hình chữ nhật, hình thang, bằng dài hoặc hình tam giác (ê-ke),..
Tùy từng loại nguyên nhân gây viêm phổi như: viêm phổi thùy cấp tính (viêm thùy phổi, viêm phân thùy phổi), viêm phổi virus, viêm phổi tụ cầu, lao phổi,.. mà hình ảnh trên phim chụp X quang cũng có sự khác nhau.
Căn cứ vào các dấu hiệu khi thăm khám ban đầu: ho, khó thở, tím tái, mạch nhanh, sốt, huyết áp giảm, … kèm xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao, tỉ lệ đa nhân trung tính tăng cao gợi ý bệnh lý viêm phổi.
3.4 Xẹp phổi
Những hình ảnh trên phim chụp X quang gợi ý dấu hiệu xẹp thùy phổi hoặc phân thùy phổi: Thùy phổi hoặc phân thùy giảm thể tích. Có đám mờ gồm các cạnh lõm. Gây co kéo vùng phổi bên cạnh.
3.5 Áp xe phổi
>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ mất bao lâu? Những yếu tố tác động là gì?
Áp xe phổi trên phim chụp phổi thẳng và nghiêng
Thường yêu cầu phải chụp cả X quang phổi nghiêng, có khi phải chụp cắt lớp vi tính để xác định chính xác vị trí ổ áp xe. Có thể có 1 hoặc nhiều ổ áp xe, một bên hoặc hai bên. Hình ảnh áp xe có dạng hình tròn, có bờ không đều, khá dày và có mức hơi dịch bên trong.
3.6 Lao phổi
Lao sơ nhiễm: hình ảnh chụp X quang có hình quả tạ được tạo bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch rốn phổi và đường bạch mạch.
Lao thâm nhiễm sớm: hình ảnh cho thấy có đám mờ không đồng đều. Ranh giới không rõ. Đa số xuất hiện ở vùng trên phổi.
Lao phổi mạn tính: hình nốt, hình xơ, hình hang, co kéo xẹp phổi.
Lao kê: hình ảnh có nhiều chấm mờ nhỏ như hạt kê rải rác khắp 2 trường phổi.
3.7 Ung thư phổi
Ung thư phổi di căn thể kê, các nốt mờ thường tập trung chủ yếu ở vùng dưới phổi, gọn và rõ nét hơn lao kê.
Ngoài ra, dựa trên hình ảnh phim chụp X quang cũng có thể gợi ý các dấu hiệu ung thư phổi gồm: ung thư phổi di căn thể kê, ung thư phổi di căn thể thả bóng, ung thư phổi nguyên phát, …
4. Phân biệt X quang phim phổi thẳng và X quang phim phổi nghiêng
4.1 Phim phổi thẳng
Là chụp ở tư thế thẳng: Đầu trong của xương sườn đối xứng qua gai sau cột sống lưng.
Độ đen: thấy được vân phổi cách ngoại vi 1cm, thấy lờ mờ cột sống lưng sau bóng phim.
4.2 Phim phổi nghiêng
Xác định xem có đúng nguyên nhân không (cung sau các xương sườn chồng lên nhau).
Hiện nay có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vi tính MSCT, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp xạ hình. Giúp cho việc chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên giá thành tương đối cao, nhiều người không có điều kiện thực hiện. Chụp X quang thường quy vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc xác định chẩn đoán ban đầu nhiều bệnh, trong đó có các bệnh lý về phổi. Nhiều trường hợp chụp X quang thường quy có khả năng khẳng định chẩn đoán cuối cùng của bệnh, trong đó xác định các bệnh về phổi. Một số khác là căn cứ để gợi ý sử dụng các kỹ thuật khác để tìm ra nhiều bệnh lý.