Làm gì khi bị khàn tiếng mất giọng?

Các dây thanh âm bị viêm và sưng lên sẽ gây ra tình trạng khàn tiếng mất giọng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn như viêm phế quản, cảm cúm, cảm lạnh, viêm  phổi, tiếp xúc với các chất kích thích hoặc hóa chất độc hại. Cho dù là xuất phát từ nguyên nhân nào thì khàn tiếng mất giọng cũng là tín hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói. Sau đây là một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà đơn giản có thể giúp phục hồi nhanh tình trạng khàn tiếng mất giọng.

Bạn đang đọc: Làm gì khi bị khàn tiếng mất giọng?

Uống nhiều nước

Làm gì khi bị khàn tiếng mất giọng?

Cố gắng uống ít nhất là 6 – 8 ly nước mỗi ngày cho tới khi giọng nói trở lại bình thường.

Trong giai đoạn này, người bị khàn tiếng mất giọng cần bổ sung chất lỏng để giúp dây thanh âm luôn ẩm và giữ nước. Cố gắng uống ít nhất là 6 – 8 ly nước  mỗi ngày cho tới khi giọng nói trở lại bình thường.
Các loại đồ uống ấm khác như trà thảo dược hoặc trà không có chứa caffeine cũng có thể được sử dụng chỉ cần đảm bảo là không chứa caffein hoặc cồn. Vì các loại đồ uống có chứa hai chất này sẽ khử nước và làm cho tình trạng khàn giọng mất tiếng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Không nên sử dụng các loại thực phẩm có tính axit như chanh. Các axit citric trong chanh có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản và thậm chí còn có thể gây kích ứng các dây thanh âm.
Viên ngậm thảo dược

Tìm hiểu thêm: Lỗ tai bị sưng và đau – Cẩn trọng báo hiệu nhiều bệnh lý

Làm gì khi bị khàn tiếng mất giọng?

Các loại viên ngậm thảo dược không gây tê họng là một cách giúp giảm khàn tiếng mất giọng rất hiệu quả khi người bệnh đang hạn chế nói.

Các loại viên ngậm thảo dược không gây tê họng là một cách giúp giảm khàn tiếng mất giọng rất hiệu quả khi người bệnh đang hạn chế nói. Viên ngậm sẽ giúp cho thanh âm luôn ẩm.
Lưu ý viên ngậm thảo được có chứa chất gây tê nhẹ chẳng hạn như tinh dầu bạc hà sẽ làm giảm tình trạng khó chịu ở họng ngay tức thì. Điều này có thể khiến nhiều người lầm tưởng là khàn tiếng mất giọng đã được cải thiện và bắt đầu nói trở lại, ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.
Súc miệng bằng nước muối

Làm gì khi bị khàn tiếng mất giọng?

>>>>>Xem thêm: Viêm họng mủ ở trẻ em: những điều ba mẹ cần biết

Súc miệng bằng nước muối là một cách rất đơn giản và rẻ tiền để giữ cho cổ họng không bị kích thích.

Súc miệng bằng nước muối là một cách rất đơn giản và rẻ tiền để giữ cho cổ họng không bị kích thích. Hòa tan muối ăn vào nước ấm và sau đó súc miệng sẽ giúp tiêu diệt các virus và giảm bớt mức độ nghiêm trọng của tình trạng khàn tiếng mất giọng.
Người bệnh cũng có thể sử dụng dung dịch nước súc miệng có chứa cồn để súc miệng. Dung dịch nước súc miệng sẽ giét chết các virus gây cảm lạnh thường ở thành sau của cổ họng – một trong những nguyên nhân dẫn tới khàn tiếng mất giọng.
Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp nêu trên nhưng không hiệu quả và tình trạng khàn tiếng mất giọng đã kéo dài trong hơn 1 tuần, cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở tai mũi họng để kiểm tra và có kế hoạch điều trị hiệu quả.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *