Sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa mất ngủ đang trở thành xu hướng và được nhiều người bệnh quan tâm bởi tính an toàn, lành tính và nguồn nguyên liệu dễ kiếm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách chữa mất ngủ dân gian dễ áp dụng dành cho người bị chứng mất ngủ.
Bạn đang đọc: Cách chữa mất ngủ dân gian bằng dược liệu quen thuộc
1. Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh ra sao?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể bắt gặp ở người trẻ tuổi do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó. Đây cũng chính là vấn đề đáng quan tâm và lo ngại nếu mất ngủ kéo dài trong thời gian dài và chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Khi bị mất ngủ, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, lo âu, suy nhược cơ thể. Điều này có tác động không nhỏ tới sức khỏe, công việc và cả chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, để có được giấc ngủ chất lượng, người bệnh cần có những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này, đồng thời phòng ngừa những biến chứng về sau.
2. Một số cách chữa mất ngủ trong dân gian bằng dược liệu quen thuộc
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y, nhiều người tìm đến một số bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh mất ngủ. Phương pháp này được cho là an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ và thích hợp sử dụng với mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa mất ngủ điển hình người bệnh có thể tham khảo:
2.1 Cách chữa mất ngủ dân gian từ cây lạc tiên
Từ xưa đến nay, cây lạc tiên được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như chùm bao hay dây nhãn lồng. Đây là một trong những loài thực vật được nhiều người sử dụng với công dụng chính là chữa bệnh mất ngủ.
Trong Đông y, cây lạc tiên có vị đắng, tính mát, đặc biệt có tác dụng an thần, dưỡng tâm và rất bổ dưỡng. Trong khi đó, một số nghiên cứu đã ghi nhận trong cây lạc tiên có chứa nhiều thành phần có tác dụng an thần nhẹ như: tetraphyllin A, B, cyanohydrin glycoside, passiflorin, sulphate ester…
2.2 Chữa mất ngủ bằng tâm sen
Trong dân gian, khi nhắc tới các vị thuốc Nam trị bệnh mất ngủ, không thể bỏ qua bài thuốc từ tâm sen. Loại dược liệu này có tính hàn, vị đắng và được quy vào kinh tâm. Ngoài ra, tâm sen còn có tác dụng thanh tâm, giải thiệt và trấn an thần.
Ở một số tài liệu còn chỉ ra, trong tâm sen có chứa 2 loại hoạt chất là nuciferin và nelumbin – thành phần có tác dụng an thần rất tốt. Bên cạnh đó, tâm sen còn hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu, giúp bổ tim, hạ huyết áp, chống rối loạn nhịp tim và ổn định thần kinh.
2.3 Chữa bệnh mất ngủ từ cây trinh nữ
Cây trình nữ là loại cây dễ kiếm, mọc hoang ở các bãi cỏ, vùng đất khô hay ven đường. Ngoài tên gọi là cây trinh nữ, dân gian còn gọi loại cây này với nhiều tên khác như cây xấu hổ, cây mắc cỡ… Nó có tính hơi hàn, vị ngọt, se và được quy vào kinh phế. Dân gian thường sử dụng cây trinh nữ trong một số bài thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh mất ngủ là điển hình. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng chống suy nhược cơ thể, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
2.4 Dùng trà hoa cúc trị chứng mất ngủ
Trà hoa cúc là một trong những loại trà được các chuyên gia khuyên dùng trong chữa mất ngủ hay ngủ không sâu giấc. Đặc biệt, trà hoa cúc còn có tác dụng cả trong trường hợp bị mất ngủ kinh niên.
Người bệnh nên sử dụng trà hoa cúc sau bữa ăn trưa, tránh dùng trà vào buổi tối trước khi đi ngủ vì có thể tác động tiêu cực tới hệ thần kinh và tiêu hóa.
2.5 Chữa mất ngủ dân gian nhờ cây xạ đen
Cây xạ đen có tác dụng giảm đau, giải độc, giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Loại dược liệu này còn giúp ổn định đường huyết áp, thông huyết mạch, hỗ trợ an thần và điều trị chứng mất ngủ.
Trong quá trình sử dụng cây xạ đen trong điều trị mất ngủ, người bệnh chú ý không nên sử dụng chất kích thích. Bởi việc sử dụng đồng thời này có thể gây ra những tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Bệnh mất trí nhớ Alzheimer nguy hiểm cỡ nào?
2.6 Phương pháp dân gian trị mất ngủ từ cây lá vông
Lá vông hay lá vông nem là một vị thuốc quý mang lại nhiều công dụng trong chữa bệnh. Trong Đông y, lá vông có tính bình, vị đắng nhạt, hơi chát, đặc biệt có hiệu quả cao hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng, ổn định hệ thần kinh và giúp người bệnh ngủ ngon. Bên cạnh đó, lá vông còn được biết tới với tác dụng sát trùng, hạ nhiệt, hạ huyết áp và trừ phong thấp.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, chiết xuất của lá vông có chứa thành phần hoạt chất erythrin giúp làm giảm cảm giác lo âu, giảm chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp mang lại giấc ngủ ngon và sâu.
Nhờ có những đặc tính trên, dân gian đã sử dụng lá vông để chữa bệnh mất ngủ, nhằm cải thiện giấc ngủ, giúp an thần và hạn chế sự mệt mỏi do suy nghĩ nhiều.
2.7 Cách chữa mất ngủ dân gian từ gừng
Gừng là loại gia vị phổ biến dùng trong các bữa ăn và cũng là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Trong Đông y, gừng còn được gọi là khương khi dùng với tư cách một vị thuốc. Gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng trong tán hàn ôn trung, tiêu đàm, giải độc, hành thuỷ.
Đối với bệnh mất ngủ, gừng là chất giúp giải tỏa mệt mỏi, stress, trị bệnh nhức nửa đầu do trong gừng có chứa chất cinehowc. Từ đó giúp đem lại tinh thần sảng khoái và một giấc ngủ ngon cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách cải thiện
2.8 Đỗ xanh là cách trị mất ngủ trong dân gian
Theo y học cổ truyền, trong đỗ xanh có chứa tính hàn, vị ngọt, không độc, bổ dạ dày, thanh nhiệt, mát gan, hạ huyết áp và tốt cho tim mạch. Ngoài ra, đỗ xanh còn có tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên.
Cách chữa mất ngủ dân gian từ dược liệu là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ nhờ có chứa thành phần hoạt chất tốt cho an thần. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp nhẹ và cần thời gian lâu dài mới phát huy tác dụng.
Trong nhiều trường hợp, mất ngủ có thể xuất phát do nguyên nhân bệnh lý và cần có quá trình đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh mới có thể giải quyết dứt điểm. Do vậy, nếu thấy tình trạng mất ngủ kéo dài mà không được cải thiện, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được đánh giá và điều trị kịp thời. Trước khi sử dụng các loại thuốc dân gian trong vị thuốc kể trên, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phù hợp.