Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chính xác tình trạng của cùng cột sống thắt lưng, chẩn đoán các bệnh lý thường gặp như thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý tủy sống và dây thần kinh vùng thắt lưng, các u di căn xương,… Vậy khi nào thì bạn nên chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nên chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng khi nào?
1. Khi nào nên chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Khi có các biểu hiện sau, bạn nên cân nhắc đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra và có chỉ định chụp cộng hưởng từ cột sống khi cần khi cần thiết nhé:
– Lưng đau nhức mỏi lưng kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc sau khi mang vác vật nặng.
– Tê và ngứa ran ở tứ chi.
– Có tiền sử ung thư, mất kiểm soát bàng quang hay ruột.
– Liệt các chi,…
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chính xác tình trạng của cùng cột sống thắt lưng, chẩn đoán các bệnh lý thường gặp như thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý tủy sống và dây thần kinh vùng thắt lưng, các u di căn xương,…
2. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng giúp phát hiện bệnh gì?
2.1 Vì sao nên chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng?
Chụp cộng hưởng từ cột sống được ứng dụng rộng rãi bởi hình ảnh thu được từ chụp MRI cột sống có thể giúp bác sĩ phát hiện hầu hết các bệnh lý liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, u, nang trong ống sống.
Khác với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, chụp MRI cột sống có thể đánh giá các giai đoạn của thoái hóa cột sống ngay từ giai đoạn đầu tiên như thoát vị đĩa đệm với các triệu chứng rất nhẹ, ít biểu hiện triệu chứng khiến nhiều người bệnh chủ quan, bỏ qua, hay đến khi bệnh ở giai đoạn muộn và nặng khiến việc điều trị gặp khó khăn và hiệu quả không cao. Việc phát hiện sớm này có vai trò rất quan trọng trong việc dự phòng và điều trị giúp người bệnh phục hồi tốt hơn.
2.2 Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng có thể phát hiện các bệnh lý sau
– Các tổn thương như gai đốt sống, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn có thể phát hiện ngay từ giai đoạn sớm.
– Chẩn đoán các bệnh lý như thoái hóa – thoát vị đĩa đệm, đánh giá chèn ép tủy sống, rễ thần kinh, thoái hóa chất trắng não,…
– Đánh giá các bất thường về giải phẫu và các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống, thắt lưng.
– Chẩn đoán u cột sống, chẩn đoán di căn xương sống ở giai đoạn sớm.
– Chẩn đoán bệnh lý trong ống sống như: tụ máu, u trong ống sống.
– Chẩn đoán bệnh lý tủy sống: u tủy, viêm tủy, bệnh chất trắng tủy.
Tìm hiểu thêm: Sau khi nội soi dạ dày kiêng gì và nên ăn gì?
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống lưng qua chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng có thể giúp bác sĩ đánh giá vị trí tổn thương và giai đoạn tổn thương để có biện pháp can thiệp, điều trị hiệu quả.
3. Cần lưu ý gì khi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng cũng giống như chụp MRI ở các bộ phận khác trong cơ thể, bạn cần phải cởi bỏ toàn bộ các thiết bị bằng kim loại trên cơ thể để tránh sóng từ trường bị tác động làm ảnh hưởng đến kết quả chụp.
Nếu bạn đang đặt các thiết bị điện tử hoặc thiết bị bằng kim loại trong cơ thể, hoặc trong cơ thể còn mảnh vỡ của viên đạn hãy thông báo với các bác sĩ về điều này khi bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI.
Nếu bạn mắc chứng sợ không gian kín, có tiền sử động kinh, rối loạn thần kinh hãy thông báo với bác sĩ trước khi chụp cộng hưởng từ MRI.
Chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia X, hoàn toàn an toàn cho người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do đó nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, bạn không nên lo lắng quá vì việc chụp cộng hưởng từ MRI hầu như sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Khi chụp cộng hưởng từ bạn nên nằm thoải mái, thư giãn (có thể đeo tai nghe để hạn chế tiếng ồn do máy phát ra) và đặc biệt là bạn nên nằm yên, không nên cử động trong quá trình chụp vì khi bạn cử động hình ảnh thu được có thể không rõ nét, độ chính xác không cao.
Tùy từng trường hợp, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể chỉ định tiêm chất tương phản (thuốc đối quang từ) khi chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI. Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu có các vấn đề như: hen suyễn, dị ứng với chất tương phản iot, dị ứng với một số thành phần nào của thuốc, dị ứng thực phẩm hoặc các yếu tố dị ứng khác nếu có.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu PAP trong siêu âm tim là gì?
Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị dàn máy chụp cộng hưởng từ MRI ở các cơ sở để giúp quá trình chẩn đoán bệnh được nhanh chóng, chính xác, điều trị hiệu quả, giúp người bệnh mau chóng hồi phục.
4. Ngoài chụp cột sống thắt lưng MRI có thể chụp ở những vị trí nào?
Chụp MRI được ứng dụng rộng rãi ở nhiều bộ phận trên cơ thể nên có thể sử dụng để tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý thuộc các cơ quan khác nhau. Sau đây là một số vị trí mà chụp cộng hưởng từ MRI có thể ứng dụng như là:
– Não, sọ não
– Phần cột sống gồm cổ, ngực, thắt lưng
– Các khớp gối, vai, háng
– Khung chậu, ổ bụng
– Mắt, hốc mắt
– Các chi, mạch máu,…