Khi nào nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI?

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến và hiện đại. Nhiều nước có nền y học tiên tiến cũng đang ứng dụng rộng rãi phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI trong chẩn đoán, tầm soát và phát hiện sớm nhiều bệnh lý, kể cả các bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chụp cộng hưởng từ MRI là như thế nào? Khi nào thì nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI? Bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI ở đâu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Khi nào nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI?

1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?

1.1 Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của máy chụp cộng hưởng từ (MRI) là sử dụng từ trường và sóng radio, phát ra các xung có tần số vô tuyến điều khiển hoạt động điện từ của hạt nhân nguyên tử hydro (còn gọi là hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân).

Cụ thể:

Tại bệnh viện chụp MRI, các hạt nhân nguyên tử hydro có nhiều trong nước của mô cơ thể, dưới tác động của sóng vô tuyến và từ trường bức xạ năng lượng dưới dạng tín hiệu có tần số vô tuyến. Sau đó các tín hiệu này được hệ thống máy thu nhận và xử lý, tạo ra dữ liệu dưới dạng hình ảnh.

Khi nào nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI?

Nguyên lý hoạt động của máy chụp cộng hưởng từ (MRI) là sử dụng từ trường và sóng radio.

1.2 Ưu điểm

Hình ảnh thu được từ chụp MRI có độ phân giải tốt, đa xung, đa mặt cắt và có thể tái tọa hình ảnh 3D trong nhiều trường hợp.

Hơn thế, lựa chọn bệnh viện chụp mri có thể giúp bạn phát hiện sớm, chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý tại hầu hết các cơ quan trên cơ thể như:

– Sọ não, mạch máu não

– Bệnh thần kinh cột sống

– Bệnh cơ xương khớp

– Khối u ở các tạng như gan, đường mật, thận, thượng thận, tử cung, buồn trứng,…

– Tim, mạch máu

– Dị tật bẩm sinh ở thai nhi

– Tầm soát u, di căn toàn thân,…

2. Khi nào bạn nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI?

Nếu có các biểu hiện sau, bạn nên đến bệnh viện chụp MRI, bác sĩ để được kiểm tra và có chỉ định chụp cộng hưởng từ khi cần thiết:

– Đau đầu dữ dội hoặc đau ẩm ỉ, kéo dài

– Đau mỏi cổ vai gáy lâu ngày

– Đau nhức, tê bì hoặc yếu tay chân

– Đau lưng, thắt lưng, hông

– Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ, khó chịu

– Mất ngủ, ngủ hay giật mình tỉnh giấc,…

Tìm hiểu thêm: [Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

Khi nào nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI?

Chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện nhiều bệnh lý trong đó có các bệnh về cột sống.

Sau khi thăm khám ban đầu, nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc các bệnh lý dưới đây bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định bệnh nhân chụp MRI như:

– Nghi ngờ người bệnh gặp các vấn đề về não như: u não, tai biến mạch máu não, viêm dây thần kinh sọ não, động kinh, dị dạng mạch máu não, u máu trong não (u máu thể hang), thoái hóa não chất trắng, viêm não- màng não, chấn thương, dị tật bẩm sinh,…

– Bệnh lý về cột sống như: thoát vị đĩa đệm, u tủy sống, rỗng tủy, chấn thương, viêm,…

– Bệnh lý cơ xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, chấn thương…

– Bệnh lý về tim mạch

– Nghi ngờ khối u phần mềm và phát hiện sớm ung thư,…

Ngày nay, chụp cộng hưởng từ còn được ứng dụng trong nhiều gói khám sức khỏe định kỳ. Đây là cơ hội để người bệnh chủ động kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện, tổng thể ngay cả khi cơ thể chưa có dấu hiệu cảnh báo.

3. Chụp cộng hưởng từ MRI có hại cho sức khỏe không?

Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tương tự như chụp X quang, chụp CT.  Nhưng sự khác biệt cơ bản giữa chụp MRI với chụp X quang, chụp CT là chụp MRI không sử dụng năng lượng phóng xạ X mà sử dụng năng lượng vô tuyến điện (từ trường và sóng radio) nên hoàn toàn an toàn cho người bệnh kể cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn. Thời gian chụp chỉ diễn ra khoảng 15-20 phút tùy thuộc số lượng bộ phận, cơ quan chụp và sự hợp tác của người bệnh trong quá trình chụp. Nếu có bất thường trong một số trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể kéo dài thời gian chụp hơn để chẩn đoán chính xác.

Ngay sau khi chụp xong người bệnh có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt như bình thường. Kết quả sẽ được trả sớm nhất cho bệnh nhân trong khoảng 15-30 phút, trong một số trường hợp ca bệnh khó cần hội chẩn thời gian có thể kéo dài hơn tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Kết quả sẽ được gửi trực tiếp tới phòng khám bác sĩ ban đầu để đọc kết quả, người bệnh không phải chờ đợi để lấy kết quả.

4. Bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI ở đâu?

Khi nào nên đến bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI?

>>>>>Xem thêm: Đo loãng xương toàn thân khi nào cần thực hiện?

Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị dàn máy chụp cộng hưởng từ MRI thế hệ mới và đồng bộ ở các cơ sở khám, chữa bệnh của Thu Cúc TCI.

Chụp MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, được nhiều bệnh viện trong và ngoài nước áp dụng. Nếu muốn tìm một địa chỉ bệnh viện chụp cộng hưởng từ MRI uy tín hiện nay, bạn không thể bỏ qua Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Khoa chẩn đoán hình ảnh của Hệ thống Y tế Thu Cúc được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại và đồng bộ hiện nay như: dàn máy chụp cộng hưởng tử MRI thế hệ mới được trang bị ở các cơ sở của Thu Cúc TCI, máy chụp cắt lớp vi tính MSCT đa dãy, chụp  X quang, siêu âm màu 4D-5D, siêu âm đàn hồi mô gan, điện não đồ, ghi lưu huyết não, điện tim hortel (điện tâm đồ),… Đây là những “trợ thủ đắc lực” giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, phát hiện sớm mầm mống bệnh để từ đó có biện pháp ngăn ngừa và không cho bệnh tiến triển hoặc để lại các biến chứng nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *