Viêm amidan là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận…nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và điều trị viêm amidan thế nào sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm amidan viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản
1. Viêm amidan do nguyên nhân gì gây ra?
Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan:
Do bị lạnh, các vi khuẩn và virut có sẵn ở mũi họng gây bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng.
Sau các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà…, vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu, tụ cầu, đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết nhóm A.
Viêm amidan là bệnh lý về tai mũi họng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra
Do tạng bạch huyết: một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi gây ra viêm amidan
Do cấu trúc của amidan: có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Mặt khác, amidan nằm ở giao điểm của đường ăn và đường thở, là cửa ngõ cho vi khuẩn, virut xâm nhập gây bệnh.
Bệnh viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, tại chỗ như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan…
Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng.
Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.
Biến chứng toàn thân: hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.
2. Phương pháp điều trị viêm amidan
Để điều trị viêm amidan cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh cụ thể:
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm xoang cấp đúng cách, hiệu quả nhanh
Trong trường hợp viêm amidan cấp thì phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc
Đối với viêm amidan cấp: dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, nhưng tốt nhất theo kháng sinh đồ.
Điều trị triệu chứng: dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc làm lỏng chất nhầy, giảm ho.
Điều trị tại chỗ dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc họng, hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Bệnh nhân cần được nằm nghỉ, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ.
Với viêm amidan mạn tính thường có chỉ định điều trị bằng điều chỉnh độ pH tại chỗ để chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm, làm cho vi khuẩn khó phát triển. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ có chỉ định cắt amidan.
Để điều trị viêm amidan kịp thời, hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt phù hợp nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát và tiến triển của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng sốt và những điều cần biết
Người bệnh cần tìm đến bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp
Tránh bị lạnh bằng việc quàng khăn, mặc ấm. không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu vì dễ mắc bệnh.
Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh các viêm nhiễm.
Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi.
Đặc biệt, người bệnh viêm amidan cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm nắm được tình trạng sức khỏe và thay đổi phác đồ điều trị viêm amidan phù hợp.