Bệnh Alzheimer là mối đe dọa với người cao tuổi. Để cải thiện và duy trì sức khỏe của người bệnh, gia đình và người thân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh Alzheimer. Vậy người mắc bệnh Alzheimer cần lưu ý điều gì về chế độ ăn uống? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Người mắc bệnh alzheimer cần lưu ý gì về chế độ ăn uống
1. Bệnh Alzheimer vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh
Suy giảm trí nhớ là căn bệnh gây suy giảm khả năng suy nghĩ, khả năng tư duy và khả năng nhớ lại, dần dẫn đến mất trí nhớ và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Alzheimer là một dạng suy giảm trí nhớ phổ biến ở người cao tuổi, gây triệu chứng như: Mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng.
Trong thời kỳ đầu của bệnh, người mắc Alzheimer có nhiều thay đổi về cảm nhận mùi vị, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày. Do đó, để bảo đảm sức khỏe và dinh dưỡng của người bệnh, tránh tình trạng người bệnh ăn uống kém khiến cơ thể gầy sút và suy nhược, làm giảm sức đề kháng, khiến bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Mỗi gia đình nên xây dựng chế độ ăn uống riêng cho người mắc bệnh alzheimer để giúp người bệnh ổn định sức khỏe.
2. Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh Alzheimer
Sau đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh alzheimer như sau.
– Ăn đa dạng rau củ, hoa quả, nguồn protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt, người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau và hoa quả sẫm màu. Đây là nguồn chứa chất chống oxy hóa dồi dào, bảo vệ não trước sự lão hóa.
– Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn khẩu phần phù hợp.
– Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như thịt mỡ, nội tạng, đồ chiên rán. Người cao tuổi nên bổ sung acid béo omega-3 có nhiều trong các loại cá để ngăn ngừa lão hóa ở tế bào não.
– Hạn chế đường, muối trong thực phẩm.
3. “Bỏ túi” 5 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh alzheimer
3.1 Chocolate đen
Chocolate bảo vệ tế bào thần kinh trước tác động của lão hóa nhờ chứa chất chống oxy hóa. Ngoài ra, flavanols có trong cacao giúp tăng lượng máu và oxy đến não, xua tan mệt mỏi và có tác dụng kháng viêm. Sử dụng 1,5 gram chocolate đen mỗi tuần, loại có 70% cacao trở lên, được khuyến cáo là tốt cho sức khỏe não bộ.
3.2 Các loại quả, hạt
Các loại quả như dâu tây, việt quất, nho, mâm xôi, óc chó, hạnh nhân,… không chỉ chống oxy hóa mà còn cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cho não. Ăn nhiều những loại quả này giúp giảm lo lắng và các bệnh về thoái hóa thần kinh như chứng sa sút trí tuệ.
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu mờ mắt: Triệu chứng và cách điều trị
3.3 Nghệ
Nghệ chứa nhiều curcumin, một chất chống viêm và duy trì chức năng nhận thức của não trong quá trình lão hóa. Nghệ thường có trong bột cà ri, lời khuyên là bạn có thể kết hợp nghệ với tiêu đen để tăng cường sự hấp thụ curcumin của cơ thể.
3.4 Rau xanh
Các loại rau có màu xanh như rau arugula, cải xoăn, rau bina (cải bó xôi) và cải cầu vồng chứa nhiều folate, một loại vitamin nhóm B quan trọng đối với chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu folate làm gia tăng các triệu chứng của trầm cảm và lão hóa nhận thức.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây xuất huyết não bạn cần biết
3.5 Thực phẩm lên men
Theo các nhà khoa học, những thực phẩm lên men như miso, kim chi, nấm kombucha hay sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột và chức năng của não. Cụ thể, lợi khuẩn có trong quá trình lên men giúp chống sưng viêm, nguyên nhân chính của chứng suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý và bệnh Alzheimer.
4. Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người mắc bệnh Alzheimer
4.1 Phòng ngừa táo bón
Một số loại thuốc điều trị Alzheimer có thể dẫn đến táo bón. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi người bệnh không uống đủ nước. Do đó, để ngăn ngừa táo bón, người thân cần đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh có nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ nước hoặc nước hoa quả.
Các nghiên cứu đã cho thấy, tập thể dục hàng ngày có thể ngăn ngừa các triệu chứng Alzheimer ở người cao tuổi, đồng thời hạn chế táo bón.
4.2 Hạn chế tình trạng khô miệng
Cơ thể của người bệnh Alzheimer không nhạy cảm với cảm giác khát nước. Do đó, họ có thể không uống đủ nước, dẫn đến tình trạng khô miệng.
Để giảm tình trạng này, người thân cần bổ sung các món soup, món canh vào chế độ ăn của người bệnh Alzheimer. Khi người cao tuổi ăn thực phẩm khô như bánh mì, bánh quy, bạn nên nhắc họ uống thêm sữa, trà xanh để thức ăn dễ nuốt hơn.
4.3 Giữ cân nặng ổn định
Sụt cân không rõ lý do ở người già có thể là một trong những triệu chứng sớm của căn bệnh Alzheimer. Ngoài việc gặp khó khăn trong việc nhai nuốt và suy giảm khẩu vị, người bệnh còn gặp vấn đề khi sử dụng đũa, thìa để ăn uống. Nếu không được chăm sóc kịp thời, người bệnh Alzheimer có thể bị sụt cân kéo dài và trở nên suy yếu.
Để hỗ trợ người bệnh Alzheimer trong việc ăn uống, người thân nên cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn, chế biến thức ăn mềm. Đồng thời, các thành viên trong gia đình nên ăn uống cùng người bệnh Alzheimer để bữa ăn trở nên vui vẻ.