Bệnh mạch máu não và cách xử trí

Hàng năm trên thế giới các vấn đề về mạch máu não vẫn là nguyên nhân phổ biến gây tỷ lệ tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu. Đột quỵ não nói riêng, bệnh mạch máu não nói chung cần được quan tâm hơn nữa để giúp có cái nhìn đúng đắn về mức độ quan trọng, các yếu tố nguy cơ, cách nhận biết và xử trí đối với căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Bệnh mạch máu não và cách xử trí

1. Bệnh lý mạch máu não nguy hiểm như thế nào?

Bệnh lý mạch máu não nói chung hay tai biến mạch máu não (đột quỵ) nói riêng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, được xếp vào “top 4” bệnh lý gây tử vong nhiều nhất trên toàn cầu gồm: bệnh tim mạch, bệnh về mạch máu não, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bệnh lý về mạch máu não rất nguy hiểm, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ít nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh lý này lại rất cao, dễ để lại các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Điển hình như bệnh tai biến mạch máu não (hay còn gọi là bệnh đột quỵ). Đây là tình trạng mạch máu não bị vỡ ra gây xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết não) hoặc các tế bào não bị tổn thương do thiếu máu não hoặc tắc mạch (đột quỵ do thiếu máu não).

Tai biến mạch máu não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Liệt nửa người hoặc liệt tay hoặc chân

– Khó khăn trong việc nói (nói ngọng hoặc nói lắp), khó nuốt.

– Rối loạn nhận thức

– Rối loạn cảm xúc

– Suy yếu trí tuệ

– Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc

– Trầm cảm

– Tử vong

Bệnh mạch máu não và cách xử trí

Hình ảnh mạch máu não trên phim chụp MRA sọ não. (ảnh minh họa)

Với những dạng khác của bệnh mạch máu não luôn tiềm ẩn những nguy hiểm “rình rập” và rủi ro nhất định, nếu người bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả thì tỷ lệ tử vong và để lại các biến chứng nguy hiểm là rất cao.

2. Các dạng bệnh mạch máu não

Bệnh lý mạch máu não liên quan với các cơ chế cơ chế bệnh sinh khác nhau. Bệnh của động mạch lớn là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu não ở các nước phát triển.

Bệnh lý chính là huyết khối trên nền vữa xơ mạch máu, tuy nhiên cũng có thể gặp các bệnh khác như bóc tách động mạch, viêm mạch và bệnh moyamoya.

Bệnh của động mạch nhỏ thường gây nhồi máu não dưới vỏ não được gọi là nhồi máu ổ khuyết. Các động mạch xuyên gắn với thương tổn này thường có biến đổi cấu trúc dạng thoái hóa mỡ – kính.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn là viêm động mạch, rối loạn đông máu, bệnh động mạch não tự thế trội kết hợp nhồi máu dưới vỏ và bệnh não chất trắng.

Ngoài ra còn phải kể đến đột quỵ não căn nguyên ấn hoặc nhồi máu não không rõ nguyên nhân.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý mạch máu não

Để đối phó với bệnh lý này, trước hết cần kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu như liệt mặt, liệt tay hoặc chân, hoặc liệt nhẹ nửa người, nói khó khăn, chóng mặt hoặc nhức đầu dữ dội xuất hiện một cách đột ngột ở một người trước vẫn bình thường. Đây là các biểu hiện điển hình của đột quỵ nói riêng hay bệnh lý mạch máu não nói chung.

Ngoài ra, một số bệnh lý mạch máu não tiềm ẩn có thể không gây ra biểu hiện hoặc biểu hiện rất “mơ hồ” khó chẩn đoán như tình trạng dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu não chỉ khi chúng quá to hoặc vỡ ra thì người bệnh mới có các triệu chứng điển hình tương tự như đột quỵ, khi này nếu không được cấp cứu kịp thời tỷ lệ tử vong cao và nguy cơ để lại các biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy, tầm soát sọ não mạch máu não càng sớm càng tốt, việc làm này rất quan trọng sẽ giúp bạn kiểm tra được tình trạng tổn thương ở não, mạch máu não (nếu có) từ đó sớm có biện pháp kiểm soát, can thiệp và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nếu không có gì bất thường ở não bộ là một điều vô cùng may mắn, việc tầm soát sẽ giúp bạn yên tâm hơn về sức khỏe hệ thần kinh (não bộ) của mình.

Hiên nay, phương pháp tầm soát não bộ được ứng dụng với máy chụp cộng hưởng từ MRI sọ não và chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA). Là phương pháp an toàn, cho kết quả có độ chính xác cao và có thể áp dụng trên mọi lứa tuổi từ người già, trẻ nhỏ và cả phụ nữ đang mang thai.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình kéo dài bao lâu? Cách phòng ngừa

Bệnh mạch máu não và cách xử trí

Bệnh lý mạch máu não tiềm ẩn có thể không gây ra biểu hiện hoặc biểu hiện rất “mơ hồ” khó chẩn đoán, đau đầu âm ỉ kéo dài ở người trẻ tuổi là một gợi ý.

4. Yếu tố nguy cơ và cách xử trí

4.1 Yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch máu não

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu não là tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu, có bệnh tim, đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hoạt động thể lực, tỷ lệ vòng bụng lớn, yếu tố tâm lý – xã hội.

Ngoài ra còn phải chú ý đến vấn đề ô nhiễm không khí và tuổi đời cao.

Đặc biệt tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với đột quỵ não, có thể chiếm tới 50% các trường hợp và đồng thời cũng làm gia tăng nguy cơ chảy máu não.

Bệnh mạch máu não và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Tác hại của chứng mất ngủ quá trình tái tạo của cơ thể

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh giúp bạn kiểm tra tình trạng não bộ, mạch máu não để phát hiện kịp thời bất thường nếu có, để có cách xử trí an toàn, hiệu quả.

4.2 Cách xử trí bệnh mạch máu não

Bệnh lý về mạch máu não đa số là rất nguy hiểm, người bệnh cần  được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, hiệu quả, nếu không nguy cơ để lại các biến chứng nặng nề cao và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý về mạch máu não, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và có biện pháp can thiệp, xử trí kịp thời ngăn chặn biến chứng xấu có thể xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *