Đột quỵ não là một trong những vấn đề nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu may mắn được chữa trị và vượt qua cơn nguy kịch, người bệnh vẫn có thể gặp di chứng đột quỵ não.
Bạn đang đọc: 5 di chứng đột quỵ não thường gặp
1. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não
Đột quỵ não xảy ra khi mạch máu rơi vào tình trạng tắc hoặc vỡ nghiêm trọng, khiến máu không cung cấp đủ để nuôi các tế bào não, dẫn tới não bị tổn thương vĩnh viễn.
Đột quỵ não không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng mà còn để lại nhiều di chứng nặng nề. Theo các bác sĩ cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đột quỵ, tình trạng của bệnh nhân mà các di chứng sẽ biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau đột quỵ não của từng người bệnh.
Hiện nay, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ não là thiếu máu cục bộ, xuất huyết não. Trong đó, số lượng ca bệnh đột quỵ não do thiếu máu cục bộ chiếm tỷ lệ chủ yếu (hơn 85%).
Nếu bệnh nhân đột quỵ vì thiếu máu cục bộ được phát hiện và cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong giảm đáng kể. Theo thống kê, 50% ca đột quỵ bị tử vong, 90% ca sống sốt đều mắc phải một hoặc nhiều di chứng do đột quỵ gây ra. Những biến chứng đột quỵ não do xuất huyết não gây ra khá nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Vậy nên các chuyên gia nội thần kinh khuyến cáo người dân nên thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm. Thông qua quá trình tầm soát bạn sẽ được phát hiện sớm những yếu tố bệnh lý nguy cơ chẳng hạn như: Huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, mỡ trong máu… để từ đó có phương pháp kiểm soát, phòng tránh tối đa khả năng bị đột quỵ não.
2. Các di chứng đột quỵ não thường gặp
2.1. Di chứng đột quỵ não liệt vận động
Theo thống kê, sau đột quỵ có khoảng 90% bệnh nhân bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt mặt, liệt tay chân, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người). Một số di chứng có thể đi theo suốt cuộc đời bệnh nhân.
Liệt vận động gây khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt, đi lại. Người bệnh phải nhờ tới sự trợ giúp của người thân trong gia đình. Với những trường hợp nặng, kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nằm lâu một chỗ cũng ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu, dễ hình thành cục máu đông.
Thực tế, các biến chứng đột quỵ não này có thể phục hồi nếu tổn thương không quá nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh số 8
2.2. Suy giảm khả năng nhận thức
Đột quỵ não dẫn tới giảm trí tuệ và giảm khả năng nhận thức của người bệnh. Theo nhiều chuyên gia, đây cũng là biến chứng đột quỵ não nặng nề nhất.
Người bị suy giảm khả năng nhận thức do đột quỵ não thường hay quên, nhiều lúc không tỉnh táo, giảm khả năng ghi nhớ những thông tin mới, thậm chí không nhận ra người thân.
Dù nặng hay nhẹ, di chứng này cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người bệnh. Đặc biệt là với người phải làm những công việc phức tạp, cần tư duy và trí nhớ tốt.
Việc phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đòi hỏi cả người bệnh và người nhà cần kiên trì và cố gắng.
2.3. Di chứng đột quỵ não rối loạn ngôn ngữ
Sau đột quỵ, người bệnh bị mắc di chứng rối loạn ngôn ngữ do vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ bị tổn thương. Người bệnh gặp khó khăn khi diễn đạt, âm điệu bị biến đổi, thậm chí là không nói được.
Để khắc phục rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ não, người bệnh cần học lại kỹ năng giao tiếp. Lúc này vai trò của người thân, bạn bè cực kỳ quan trọng, giúp hướng dẫn và tạo động lực cho người bệnh phục hồi.
2.4. Rối loạn cảm xúc, trầm cảm
Nhiều bệnh nhân sau đột quỵ bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm vì lo lắng về bệnh tật. Họ cảm thấy tự ti, là gánh nặng đối với người thân trong đình. Bệnh nhân rất dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát, cáu giận, dằn vặt bản thân, thậm chí tự làm thương mình.
Cách tốt nhất để kiểm soát rối loạn cảm xúc chính là tạo tinh thần thoải mái cho bệnh nhân. Trong khoảng thời gian nảy, nên thường xuyên tâm sự, động việc để vực dậy tinh thần người bệnh. Việc này giúp họ tìm thấy niềm vui và không có cảm giác mình là gánh nặng cho mọi người. Bên cạnh đó, các biện pháp như xoa bóp, bấm huyệt cũng là cách giúp tinh thần thư giãn. Người nhà bệnh nhân có thể tham khảo để áp dụng.
>>>>>Xem thêm: Người bị tai biến có thể phục hồi không và trong bao lâu?
2.5. Rối loạn tiểu tiện
Người bị đột quỵ não có thể bị rối loạn cơ vòng kết hợp với chứng rối loạn nhận thức dẫn đến việc không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện. Di chứng này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu nếu bệnh nhân không được vệ sinh kỹ càng.
3. Khả năng phục hồi sau đột quỵ não
Nhìn chung, khả năng phục hồi sau đột quỵ não của người bệnh còn phụ thuộc vào 3 yếu tố:
– Mức độ tổn thương của não
– Tình trạng di chứng
– Sự quyết tâm, cố gắng của cả bệnh nhân và người thân. Nếu người bệnh quyết tâm, kiên trì làm theo phác đồ trị liệu, hướng dẫn của bác sĩ, khả năng phục hồi cao hơn và diễn ra nhanh hơn.
Ngoài việc tuân theo các chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần xây dựng một lối sống lành mạnh, điều độ. Những thói quen sinh hoạt tốt đóng góp không nhỏ vào quá trình hồi phục sức khỏe hậu đột quỵ não.
Biến chứng đột quỵ não ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Chính vì thế, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ là vô cùng cần thiết. Điều này giúp người bệnh khỏe mạnh và có thể trở lại sinh hoạt như bình thường.