Sùi mào gà ở lưỡi nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong việc vệ sinh răng miệng, ăn uống và có thể gây ung thư vòm họng. Vậy bệnh sùi mào gà ở lưỡi chữa như thế nào?
Bạn đang đọc: Sùi mào gà ở lưỡi chữa như thế nào?
1. Sùi mào gà ở lưỡi là gì?
Sùi mào gà ở lưỡi là do vi rút HPV (human papiloma) gây nên, bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng hoặc hôn người nhiễm bệnh sùi mào gà. Bên cạnh đó việc dùng chung đồ vệ sinh răng miệng với người nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh.
Sùi mào gà ở lưỡi là do vi rút HPV (human papiloma) gây nên, bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng.
Khi bị sùi mào gà ở lưỡi, trên miệng và lưỡi của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt sùi. Những nốt sùi này thường là màu hồng tươi có cuống, có thể mọc đơn độc hoặc mọc thành từng đám có hình dạng như hoa lơ, mào gà… khi ấn vào dễ chảy máu nhưng không gây đau. Người bệnh sẽ có cảm giác vướng ở lưỡi, sưng và đau ở xương hàm. Khi quan sát có thể thấy rõ những mụn sùi xuất hiện trên mặt lưỡi. Có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm ở lưỡi, có mùi hôi ở miệng hoặc chảy máu ở lưỡi. Nhiều trường hợp có thể ho ra máu hoặc gặp khó khăn khi nuốt. Một số người còn có khối u trong má hoặc cổ.
2. Sùi mào gà ở lưỡi chữa như thế nào?
Trước hết bác sĩ sẽ quan sát các tổn thương và yêu cầu người bệnh thực hiện và làm xét nghiệm mô sinh thiết để kiểm tra các khối u ác tính. Ngoài ra, việc xét nghiệm máu hoặc nước bọt cũng có thể được tiến hành để phát hiện HPV. Sau khi đã chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Bệnh lậu và bệnh giang mai khác nhau thế nào?
Tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua các triệu chứng nghi ngờ sùi mào gà ở lưỡi, cần nhanh chóng tới ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khó khăn trong việc ăn uống có thể được khắc phục bằng việc sử dụng các loại kem bôi kháng vi rút. Thuốc gây tê tại chỗ hoặc thuốc giảm đau tại chỗ cũng có thể được sử dụng để hạn chế khó chịu do bệnh gây ra. Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn, nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, chế biến kỹ.
Để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, bệnh nhân cần chú ý quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ bằng miệng, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kiểm tra răng miệng thường xuyên để phát hiện và điều trị , tránh tình trạng tiến triển thành ung thư.
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây bệnh ung thư vòm họng. Do đó tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua các triệu chứng nghi ngờ sùi mào gà ở lưỡi, cần nhanh chóng tới ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.