Nhận biết các triệu chứng viêm tuyến nước bọt là rất quan trọng. Bởi nhiều người hay nhầm lẫn biểu hiện của viêm tuyến nước bọt với các bệnh lý khác, dẫn tới tình trạng chủ quan hay xem nhẹ điều trị, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt
Vậy các triệu chứng viêm tuyến nước bọt như thế nào? Trước hết cần biết viêm tuyến nước bọt là tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc dị ứng gây ra. Viêm nước bọt thường là kết quả của:
- Sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẽn
- Vệ sinh răng miệng kém
- Thói quen hút thuốc
- Các bệnh lý mạn tính
- Lượng nước trong cơ thể giảm sút
Triệu chứng viêm tuyến nước bọt bao gồm:
Đỏ và sưng ở hàm phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng là triệu chứng viêm tuyến nước bọt mà người bệnh thường gặp.
- Miệng có vị lạ
- Hơi thở có mùi hôi
- Khó há miệng
- Khô miệng
- Sốt
- Đau miệng hoặc mặt khi nhai, nói chuyện.
- Đỏ và sưng ở hàm phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng
Khi nghi ngờ có các triệu chứng viêm tuyến nước bọt, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tuyến nước bọt. Nhiều trường hợp viêm tuyến nước bọt có mủ. Chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ có áp xe hoặc tìm sỏi ở tuyến nước bọt.
- Điều trị viêm tuyến nước bọt bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: nếu viêm tuyến nước bọt có mủ hoặc gây sốt hoặc viêm nước bọt do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên thuốc kháng sinh không có hiệu quả với trường hợp viêm tuyến nước bọt do vi rút.
- Phẫu thuật hoặc trích rạch nếu viêm tuyến nước bọt dẫn tới áp xe.
Tìm hiểu thêm: Người bị viêm họng kiêng gì để mau khỏi?
>>>>>Xem thêm: Bí quyết phòng bệnh tai mũi họng mùa lạnh
Khi nghi ngờ có các triệu chứng viêm tuyến nước bọt, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tuyến nước bọt.
Một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà để nhanh chóng phục hồi là:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày. Điều này không chỉ hỗ trợ điều trị viêm tuyến nước bọt mà còn ngăn chặn nhiễm trùng lây lan.
- Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau và giữ cho miệng ẩm.
- Uống nhiều nước và có thể uống nước chanh không đường để làm tăng lưu lượng nước bọt, giảm sưng.
- Massage tuyến nước bọt bị viêm.
- Chườm gạc ấm lên tuyến nước bọt bị viêm.
Tới bệnh viện ngay nếu:
- Có triệu chứng viêm tuyến nước bọt.
- Được chẩn đoán viêm tuyến nước bọt và các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
- Gọi cấp cứu nếu bị sốt cao, khó thở hoặc không thể nuốt được.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.