Đột quỵ ở giới trẻ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo thống kê, tình trạng đột quỵ não (tai biến mạch máu não) ở người trẻ tuổi ngày càng tăng cao. Ước tính tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tương đương trung bình cứ 6 người thì có một người có nguy cơ đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở giới trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng, chiếm khoảng 10-15% tổng các ca đột quỵ hiện nay.

Bạn đang đọc: Đột quỵ ở giới trẻ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

1. Nhiều thói quen xấu ở giới trẻ “vô tình” gây đột quỵ

Hiện nay, có nhiều bạn trẻ đang bị “cuốn theo dòng chảy” vội vã của cuộc sống hiện đại. Áp lực công việc căng thẳng, thức khuya, ngủ muộn, lối sống ít vận động thể lực, ăn uống không điều độ dẫn tới dư cân béo phì, lạm dụng bia rượu, chất kích thích, lo lắng kéo dài,… các thói quen xấu này đã “vô tình” khiến giới trẻ mắc phải nhiều căn bệnh, trong đó có đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến tim mạch như: rung nhĩ, bệnh tim bẩm sinh, hở van tim,… và một số bệnh lý về não bộ như dị dạng mạch máu não,… nếu không được tầm soát, phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp hay điều trị kịp thời cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ gia tăng.

Đặc biệt, đột quỵ có thể đến từ chính tâm lý chủ quan của các bạn trẻ. Vì hiện nay vẫn còn rất nhiều bạn trẻ cho rằng đột quỵ hay tai biến mạch máu não chỉ xảy ra ở những người cao tuổi (trên 55 tuổi) mà không “gõ cửa” lớp thanh niên. Chính vì tâm lý chủ quan này mà rất nhiều ca đột quỵ khi bệnh nhân còn rất trẻ (thậm chí là trẻ em) phải nhập viện. Nhiều người trẻ chủ quan trước các triệu chứng đột quỵ và thường cho rằng đây là một cơn “trúng gió”, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn mới đến cơ sở y tế khi đó nguy cơ tử vong và tàn phế là rất cao.

Điều đáng chú ý là hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi đã bị cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu não, mỡ máu cao, béo phì. Đây là những bệnh lý mà người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt, kiểm soát thường xuyên và hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.

Đột quỵ ở giới trẻ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tỷ lệ đột quỵ người trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân có thể bắt nguồn do yếu tố về tâm lý như stress, căng thẳng, lo âu kéo dài.

2. Đột quỵ ở giới trẻ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

2.1 Đột quỵ ở giới trẻ gây tử vong

Đột quỵ ờ người trẻ cũng giống như đột quỵ ở người cao tuổi, đây là bệnh lý cấp tính và rất nguy hiểm vì nguy cơ tử vong và để lại các biến chứng nặng nề là rất cao.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ tử vong do bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở mức cao, khoảng 50% các ca đột quỵ gây tử vong.

2.2 Đột quỵ ở giới trẻ để lại nhiều di chứng nặng nề

Có đến 90% những người bị đột quỵ còn sống để lại các di chứng tàn phế nặng nề như: liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, suy giảm nhận thức,… phải phụ thuộc vào người khác suốt đời. Chỉ khoảng 10% người bị đột quỵ còn sống có khả năng hồi phục hoàn toàn sau các di chứng mà đột quỵ gây ra.

Tìm hiểu thêm: Cách trị bệnh đau đầu hiệu quả và phương pháp hỗ trợ

Đột quỵ ở giới trẻ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề đeo bám đến suốt đời.

Sở dĩ điều này là do người Việt chưa nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm của căn bệnh đột quỵ, các dấu hiệu nhận biết đột quỵ và tâm lý chủ quan không đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu, nên đã bỏ lỡ giờ “vàng” điều trị đột quỵ và khả năng hồi phục hoàn toàn cho bệnh nhân.

Nếu được cấp cứu sớm, người trẻ tuổi có khả năng hồi phục cao hơn so với người lớn tuổi khi mắc đột quỵ. Một số chuyên gia cho rằng, do cơ địa ở người trẻ tốt hơn nên nếu được cấp cứu kịp thời khả năng hồi phục cũng sẽ nhanh hơn so với người lớn tuổi.

Mặc dù vậy, nếu cấp cứu muộn thì nguy cơ tàn phế cao và điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của người trẻ tuổi. Bởi một người đang hừng hực sức thanh niên bỗng một ngày trở thành người tàn phế, mọi công việc và sự nghiệp bị chậm lại, các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người thân, chính điều này đã tạo gánh nặng tâm lý cho người bệnh. Rất nhiều người trẻ tuổi sau khi bị đột quỵ đã rơi vào trạng thái trầm cảm và có hành động tự sát.

3. Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở giới trẻ theo lời khuyên từ chuyên gia

Theo Bác sĩ CKII Phan Thị Hường – Bác sĩ Nội thần kinh của Hệ thống Y tế Thu Cúc – Nguyên Phó trưởng khoa Thần Kinh bệnh viện Thanh Nhàn khuyên các bạn trẻ:

– Những người đang có lối sống không lành mạnh như thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các chất kích thích, lười vận động thì cần thay đổi ngay. Nên ăn nhiều cá, nhiều rau xanh và hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật. Nên hạn chế bớt lượng muối. Tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp. Từ bỏ ngay thuốc lá, hạn chế tối đa bia rượu. Tránh lo lắng, căng thẳng kéo dài. Hãy duy trì một lối sống lạc quan, vui tươi.

Đột quỵ ở giới trẻ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng mất ngủ về đêm cảnh báo bệnh gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch (sọ não, mạch máu não) có thể tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ não ở người trẻ và người cao tuổi.

– Nên đi tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và có biện pháp can thiệp, điều trị “ngay từ trong trứng nước”. Đặc biệt, những người có tiền sử mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, tiểu đường,… cần điều trị hiệu quả các bệnh lý này và xử lý sớm theo chỉ định của bác sĩ.

– Mỗi người dù già hay trẻ, nên tìm hiểu và nâng cao các kiến thức về chăm sóc sức khỏe để nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ. Khi thấy người bệnh có dấu hiệu như: nói khó, lệch miệng, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, buồn nôn hoặc nôn,… cần nghĩ ngay đến nguy cơ người bệnh bị đột quỵ và đưa người bệnh đi cấp cứu ngay tại cơ sở có thể can thiệp điều trị đột quỵ não cấp tính gần nhất.

– Tuyệt đối khi thấy người bệnh có biểu hiện bị đột quỵ KHÔNG tự ý cạo gió, bấm huyệt, chích nặn máu 10 đầu ngón tay, châm cứu. Vì những hành động này chỉ kéo dài thêm thời gian, làm chậm trễ việc điều trị và có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *