Tầm quan trọng của siêu âm mô mềm trong chẩn đoán bệnh

Mô mềm là bộ phận quan trọng bao quanh, làm nhiệm vụ hỗ trợ các cơ quan nội tạng, xương và các cấu trúc bên trong của cơ thể. Khi mô mềm xuất hiện các vật thể lạ hoặc những tình trạng bất thường như nhiễm trùng, viêm mô tế bào… có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy, siêu âm mô mềm ngày nay được xem là biện pháp vô cùng quan trọng để phát hiện sớm những mối nguy hiểm đe dọa đến mô mềm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô mềm cũng như kỹ thuật siêu âm dành cho mô mềm nhé!

Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của siêu âm mô mềm trong chẩn đoán bệnh

1. Vài điều nên biết về siêu âm mô mềm

1.1. Mô mềm được hiểu là gì?

Có thể hiểu rằng, mô mềm là tất cả các mô trong bên trong cơ thể không bị cứng lại do quá trình vôi hóa gây nên. Mô mềm giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc bao quanh và hỗ trợ các cơ quan nội tạng, xương và các cấu trúc bên trong cơ thể khác. Có khá nhiều các loại mô mềm bên trong cơ thể của chúng ta có thể kể đến như: Mô mềm cơ xương, cơ bắp, gân, dây chằng, da, dây chằng, mô mỡ, mô sợi, mạch bạch huyết, hệ mạch máu…

Tầm quan trọng của siêu âm mô mềm trong chẩn đoán bệnh

Mô mềm là một bộ phận quan trọng của cơ thể đảm nhận nhiệm vụ bao quanh và hỗ trợ các cơ, xương, các cơ quan nội tạng…

1.2. Thế nào là siêu âm mô mềm?

Ngày nay, siêu âm mô mềm là kỹ thuật chẩn đoán y khoa hiện đại được đông đảo các cơ sở y tế áp dụng. Phương pháp này sẽ giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm và hiệu quả các bệnh lý có liên quan đến cơ xương khớp và nhất là các bệnh lý của phần mềm.

Khi thực hiện phương pháp siêu âm này, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm với đầu dò phát ra chùm sóng âm thanh có tần sóng cao đi xuyên qua cơ thể bệnh nhân. Một phần chùm sóng âm sẽ được phản hồi, thu nhận tại đầu dò và chuyển về cho máy siêu âm để tạo ra những hình ảnh quan sát chi tiết cho bác sĩ.

Ưu thế lớn nhất có thể thấy khi sử dụng phương pháp siêu âm dành cho các mô mềm là hình ảnh rõ nét, an toàn cho bệnh nhân và chi phí rẻ hơn nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Do đó, rất nhiều các bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định siêu âm này để tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý gây bệnh nguy hại cho sức khỏe để sớm có những biện pháp can thiệp kịp thời.

1.3. Tác dụng của siêu âm mô mềm

Nhờ siêu âm cho các mô mềm bên trong cơ thể, bác sĩ có thể quan sát và đánh giá chi tiết về cấu trúc các bộ phận cơ, gân, dây chằng… một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Do đó, có thể phát hiện và đánh giá mức độ tổn thương gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe nhất là viêm gân, đứt gân, áp xe, viêm cơ hay các khối máu tụ, các khối u đối với phần mềm…

2. Những trường hợp nào được chỉ định siêu âm phát hiện bệnh cho mô mềm?

Các mô mềm có thể chịu nhiều tổn thương trong quá trình sinh hoạt và lao động. Triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến mô mềm thường là đau và khó chịu. Các cơn đau có thể xuất phát từ đau nhẹ đến đau nặng, thậm chí những cơn đau có thể kéo dài hơn 48 giờ sau các chấn thương.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây: Xuất hiện tình trạng sưng hoặc bầm tím, bị co thắt cơ hoặc chuột rút, xuất hiện các khối u, đau khi cử động sinh hoạt, đau các vùng lân cận vai, lưng trên hoặc đau cận đầu…

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm siêu âm trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu gây tổn thương như:

– Bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, biểu hiện rõ ràng nhất là các vết bầm tím.

– Tình trạng viêm gân với các biểu hiện kích ứng hoặc rách vi thể gân.

– Nếu bệnh nhân bị bong gân do căng thẳng, do luyện tập thể thao quá mức và thường xuyên tập sai động tác.

– Nếu bị chấn thương do các mô mềm phải chịu những áp lực mạnh.

– Trường hợp bệnh nhân có các chấn thương đối với cơ hoặc gân do dùng lực quá mức hoặc do căng cơ gây ra.

– Tình trạng viêm bao dịch hoạt do tổn thương các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng đệm xương, cơ và gân bao quanh các khớp.

– Một số vấn đề khác được bác sĩ chỉ định để siêu âm đối với mô mềm hay đánh giá các nang hoặc hạch bạch tuyết…

Tìm hiểu thêm: Tại sao người bệnh nên siêu âm tim qua thực quản?

Tầm quan trọng của siêu âm mô mềm trong chẩn đoán bệnh

Siêu âm giúp phát hiện các bệnh lý liên quan gây ra cho mô mềm.

3. Địa chỉ siêu âm ở đâu tốt nhất hiện nay?

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán quan trọng bước đầu để giúp bác sĩ có thể xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương đối với các mô mềm bên trong cơ thể. Đặc biệt, với sự cải tiến không ngừng của khoa học – công nghệ cho lĩnh vực y tế thì siêu âm đối với các mô mềm cũng có những chuyển biến rất tích cực. Nhiều bệnh viện hiện nay đã áp dụng phương pháp siêu âm dành cho mô mềm hiện đại với hình ảnh thăm khám sắc nét, giúp bác sĩ quan sát chi tiết, toàn diện các tổn thương bệnh nhân gặp phải nhằm đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả nhất dành cho bệnh nhân.

Một trong những địa chỉ siêu âm uy tín, tin cậy cho bệnh nhân hiện nay có thể kể đến chính là Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI. Đây là một trong những cơ sở y tế hàng đầu sử dụng hệ thống trang thiết bị thăm khám hiện đại với đa dạng các loại siêu âm để phát hiện các bệnh lý gây ảnh hưởng đến mô mềm như: Siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm 4D, siêu âm Doppler và Siêu âm màu. Tùy thuộc vào dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân qua thăm khám cơ bản mà các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Thu Cúc – TCI sẽ chỉ định bạn thực hiện loại siêu âm phù hợp nhất để đem đến kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình thăm khám, thủ tục thanh toán linh hoạt và đảm bảo an toàn giãn cách an toàn… để từ đó, bệnh nhân sẽ luôn an tâm về sức khỏe của chính mình.

Tầm quan trọng của siêu âm mô mềm trong chẩn đoán bệnh

>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng “tiêu chuẩn vàng”

Thu Cúc – TCI là một trong những địa chỉ siêu âm đáng tin cậy.

Như vậy, trên đây là một số điều bạn có thể biết về mô mềm cũng như kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh siêu âm mô mềm để phát hiện các bệnh lý nguy hiểm đang đe dọa sức khỏe. Mong rằng qua những điều trên, bạn có thể an tâm tìm đến đúng địa chỉ thăm khám, tầm soát sức khỏe cho bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *