Chữa viêm amidan bằng thảo dược giúp làm giảm triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh. Tuy nhiên các loại thảo mộc có thể gây tác dụng phụ, do đó tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra một số trường hợp viêm amidan, thảo dược không có hiệu quả, cần các phương pháp điều trị y tế khác.
Bạn đang đọc: Chữa viêm amidan bằng thảo dược
1. Cây cúc dại (Echinacea) – thảo dược phương Tây
Sử dụng cây cúc dạ là một trong những cách chữa viêm amidan bằng thảo được được áp dụng ở nhiều nước phương Tây.
Một trong những cách chữa viêm amidan bằng thảo được được áp dụng ở nhiều nước phương Tây là cây cúc dại. Loại cây này có thanh lọc máu và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó có thể giúp giảm viêm, giảm sưng và đau ở amidan đồng thời kích thích các tế bào máu trắng – có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh. Cây cúc dại chỉ nên được sử dụng trong thời gian mắc bệnh và không quá 10 ngày sau đó. Loại thảo dược này có sẵn ở cả hai hình thức là khô và chiết xuất lỏng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để được hướng dẫn về liều dùng.
2. Tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch
Tìm hiểu thêm: Mắc xương cá ở cổ họng lâu ngày cần xử trí càng sớm càng tốt
Nhắc tới chữa viêm amidan bằng thảo được không thể thiếu tỏi – một loại thảo dược cổ xưa được sử dụng hàng ngàn năm qua để tăng cường hệ miễn dịch.
Khi nhắc tới chữa viêm amidan bằng thảo được không thể thiếu tỏi – một loại thảo dược cổ xưa được sử dụng hàng ngàn năm qua để tăng cường hệ miễn dịch. Tỏi có hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng như chất kháng khuẩn và diệt vi rút. Vì thế nó rất có hiệu quả trong việc chống lại cảm lạnh, cảm cúm và viêm amidan. Những người dùng tỏi khi có dấu hiệu đầu tiên bị bệnh phục hồi nhanh hơn so với những người không. Một trong những cách để sử dụng tỏi để điều trị viêm amiđan là chế biến thành trà thảo dược. Cụ thể hãy đun sôi hai tép tỏi với một chén nước trong 5 phút. Sau đó vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong hơn 10 phút. Chờ trà nguội và cho thêm một ít mật ong để dễ uống hơn. Người bị viêm amidan có thể nhâm nhi suốt cả ngày để giảm đau. Lưu ý tỏi có khả năng làm loãng máu, vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nó cho mục đích y tế, đặc biệt với những người đang dùng thuốc làm loãng máu.
3. Mật ong và chanh giúp giảm đau và viêm amidan
>>>>>Xem thêm: Dị vật tai mũi họng – Xử lý nhanh, tránh biến chứng
Hỗn hợp mật ong và chanh có thể làm giảm đau và viêm amiđan.
Hỗn hợp mật ong và chanh có thể làm giảm đau và viêm amidan. Trộn 2 muỗng canh mật ong với một muỗng canh nước cốt chanh. Mật ong có tính chất kháng viêm, làm dịu cổ họng và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Chanh tươi rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa. Sử dụng chanh tươi có tác dụng làm giảm đau rát cổ họng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài các loại thảo dược nêu trên, người bị viêm amidan cũng nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm. Nước muối ấm sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cư ngụ nơi vòm họng.
Chữa viêm amidan bằng thảo dược có tác dụng cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Các loại thảo dược cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó tốt nhất khi có các dấu hiệu bị viêm amidan vẫn nên tới bệnh viện để khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả. Nếu có dự định sử dụng các loại thảo dược, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Những thông tin về cách điều trị viêm amindan bằng thảo dược nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất vẫn nên tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.