Chụp citi sọ não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để phát hiện và đánh giá những bất thường tại vùng đầu và mặt. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều quan trọng để đảm bảo quá trình chụp diễn ra thuận lợi, đem lại kết quả chính xác, chi tiết và an toàn nhất.
Bạn đang đọc: Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật chụp citi sọ não
1. Tổng quan về kỹ thuật chụp citi sọ não
Chụp citi sọ não hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính sọ não là phương pháp sử dụng tia X để chụp lại các hình ảnh tổn thương ở vùng đầu và mặt. Các hình ảnh thu được sẽ xuất hiện ở mặt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi và tai trong. Chính vì vậy, chụp cắt lớp vi tính sọ não giúp đánh giá chính xác các bệnh lý liên quan đến bộ phận đầu và mặt trên cơ thể.
Một số trường hợp chụp cắt lớp vi tính sẽ được chỉ định tiêm thuốc cản quang vào trong tĩnh mạch hoặc cột sống giúp việc chụp các cấu trúc và cơ quan dễ dàng hơn. Bên cạnh đó thuốc cản quang còn được sử dụng để kiểm tra và đánh giá sự lưu thông của máu và các khối u, vùng thần kinh có viêm nhiễm, tổn thương hay không.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não là phương pháp chẩn đoán lâm sàng được ứng dụng phổ biến hiện nay
2. Những trường hợp nào cần thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sọ não
Hiện nay, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sọ não được các bác sĩ chỉ định đối với các bệnh nhân nghi ngờ các dấu hiệu sau:
– Chảy máu não, nguyên nhân gây chảy máu não
– Xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ não như nhồi máu não, xuất huyết não
– Xác định các khối u tại não, mô mềm để phục vụ quá trình điều trị
– Đánh giá tình trạng não úng thủy, giãn não thất
– Các bệnh hoặc bất thường bẩm sinh liên quan tới xương sọ, phần mềm
– Các bệnh lý về xương đá ở các bệnh nhân có vấn đề bất thường về thính giác
– Đánh giá tình trạng viêm nhiễm hoặc các thay đổi khác tại các xoang vùng hàm mặt
– Đánh giá các dị dạng mạch não như thông động tĩnh, phình mạch
– Hướng dẫn kim thiết để thực hiện sinh thiết não.
– Bệnh nhân có các dấu hiệu thần kinh như: lú lẫn, yếu liệt chi, đau đầu, méo mặt, có giật, động kinh, giảm hoặc mất thị lực, thính lực…
Với những trường hợp trên, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não sẽ cung cấp hình ảnh rõ nét, đặc biệt có độ phân giải phần mềm vùng não và độ phân giải không gian tốt. Đây chính là những căn cứ chẩn đoán để bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải.
3. Một số lưu ý khi thực hiện chụp citi sọ não
Trước khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính, người bệnh sẽ được các kỹ thuật viên tư vấn và nhắc nhở một vài lưu ý trong suốt quá trình chụp để có kết quả hình ảnh rõ nét và chân thực nhất. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý một vài điều sau đây:
– Người bệnh nên mặc đồ rộng rãi hoặc sử dụng quần áo riêng cho bệnh nhân mặc trước khi chụp.
– Người bệnh nên chú ý tháo bỏ toàn bộ các vật dụng kim loại như đồ trang sức, răng giả, kính mắt, kẹp tóc…
– Đối với các trường hợp được chỉ định tiêm thuốc cản quang, người bệnh cần nhịn ăn trong 4-6 giờ trước khi tiến hành chụp. Đồng thời người bệnh sẽ được bác sĩ khai thác một số tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc hay bệnh lý đặc biệt đang mắc phải. Sau đó, người bệnh hoặc người nhà cần ký vào bản cam kết đồng ý tiêm thuốc cản quang.
– Các bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang nên ở lại theo dõi thêm khoảng 15 – 30 phút. Nếu có bất cứ phản ứng dị ứng xuất hiện như: khó thở, ngứa, phát ban, sưng tấy… cần thông báo ngay cho bác sĩ.
– Ngoài ra, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng việc chụp CT. Chụp nhiều lần trong khoảng thời gian gần nhau có thể gây tích tụ lượng bức xạ trong cơ thể và vùng não bộ.
Tìm hiểu thêm: Cắt dạ dày sống được bao lâu?băn khoăn của nhiều người bệnh
Người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sọ não
4. Chụp cắt lớp vi tính sọ não chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Không phải tất cả các trường hợp gặp bất thường tại vùng sọ não cũng đều được bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp vi tính. Trong đó, chụp citi sọ não không áp dụng cho một số đối tượng dưới đây:
4.1 Chụp citi sọ não chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú
Nghiên cứu chỉ ra rằng, với các bệnh nhân đang có thai, đặc biệt trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu không nên thực hiện chụp cắt lớp vi tính sọ não. Do ở thời kỳ này, các tế bào thai chưa thành thục nên rất nhạy cảm với tia X, nếu tiếp xúc trực tiếp với tia X có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, gây dị tật thai nhi.
Chính vì vậy, đối với các trường hợp người bệnh đang mang thai, nghi ngờ có thai phải lập tức thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời và tìm ra phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất. Ngoài ra, việc tiêm thuốc cản quang cũng không nên được áp dụng khi chụp CT cho phụ nữ có thai.
Đối tượng bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nếu thực hiện tiêm thuốc cản quang thì tỷ lệ vào sữa mẹ thường sẽ thấp, ít có khả năng gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ có tiêm thuốc cản quang nên ngừng cho trẻ bú ít nhất trong 24h sau khi chụp CT để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho em bé.
>>>>>Xem thêm: Trường hợp nào được mổ bướu cổ?
Đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính sọ não cần có sự hướng dẫn và can thiệp theo dõi của bác sĩ
4.2 Bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang đường tĩnh mạch
Khi gặp tình trạng dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc cản quang đường tĩnh mạch, hay các loại thực phẩm, chất nhuộm, chất bảo quản…, bệnh nhân đều phải thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc chữa bệnh dùng hàng ngày.
4.3 Chụp citi sọ não chống chỉ định cho bệnh nhân suy thận
Bệnh nhân suy nhận là đối tượng có mức lọc cầu thận thấp dưới ngưỡng cho phép cần hạn chế chụp CT có cản quang đường tĩnh mạch. Trong trường hợp buộc phải tiêm thuốc, bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo ngay sau khi thực hiện tiêm thuốc cản quang.
Ngoài ra, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sọ não cũng không nên áp dụng cho người bị chứng sợ không gian hẹp, người dễ bị kích động, không thể nằm yên…
Chụp cắt lớp vi tính sọ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong nhiều bệnh lý tại vùng đầu – mặt, đặc biệt là các tổn thương, khối u, tụ máu… ở sọ não. Hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi để có thể tiến hành chụp, chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý vùng sọ não.