Dấu hiệu rối loạn tiền đình có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Người bị rối loạn tiền đình thường có các biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết sau đây.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu rối loạn tiền đình bạn dễ nhận biết
1. Dấu hiệu rối loạn tiền đình
1.1 Dấu hiệu rối loạn tiền đình ngoại biên
Chóng mặt có hệ thống là dấu hiệu rối loạn tiền đình thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình ngoại biên. Biểu hiện này rõ nhất là khi người bệnh đứng lên ngồi xuống hay thay đổi tư thế một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
– Mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng, loạng choạng, đứng không vững
– Rối loạn thị giác: chóng mặt, hoa mắt, mất phương hướng
– Ù tai, suy giảm khả năng nghe, có tiếng ve kêu, dế kêu, đặc biệt tiếng động sẽ to hơn khi về đêm.
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Hạ huyết áp đột ngột
Là các dấu hiệu rối loạn tiền đình ngoại biên phổ biến nhất mà người bệnh có thể nhận biết được. Tần suất và mức độ các triệu chứng trên ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh.
1.2 Dấu hiệu rối loạn tiền đình trung ương
Sau đây là các dấu hiệu rối loạn tiền đình trung ương bạn có thể nhận biết và tuyệt đối không được chủ quan:
– Chóng mặt nhẹ, không dữ dội mà có cảm giác bồng bềnh như trên sóng
– Suy giảm thính lực, ù tai, mất thính lực tạm thời
– Rung giật nhãn cầu theo nhiều hướng khác nhau
– Khó giữ thăng bằng, người bệnh không thể đi thẳng mà đi theo hình zic zac
– Không thể hoạt động với các động tác chính xác như: lật sấp bàn tay, giơ ngón tay…
– Có thể thay đổi giọng nói khi phát âm với một số âm tiết đặc biệt.
Ngay khi có các dấu hiệu rối loạn tiền đình, người bệnh nên đến chuyên khoa nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, thực hiện các bài tập đánh giá chức năng tiền đình, chỉ định các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất như điện não đồ, ghi lưu huyết não, chụp CT cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch… Dựa trên “bằng chứng” thu được, bác sĩ sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự và từ đó có những phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nào cho thấy bạn mắc bệnh rối loạn tiền đình?
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rối loạn tiền đình
2.1 Nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình
Xác định rõ nguyên nhân gây rối loạn là phương án tốt nhất để điều trị bệnh một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Các bệnh lý về tim mạch vành làm tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu máu lên não.
– Do căng thẳng thần kinh, khó ngủ, mất ngủ, áp lực từ công việc và cuộc sống làm tổn thương hệ thống thần kinh. Đặc biệt là khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương làm sai lệch khả năng truyền dẫn và tiếp nhận của cơ quan tiền đình.
– Do hậu quả từ các bệnh lý như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
– Bị mất quá nhiều máu, cơ thể bị nhiễm độc hoặc do sử dụng một số loại thuốc điều trị gây tác dụng phụ trong thời gian dài
– Do lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, thường xuyên sống trong môi trường nhiều tiếng ồn,…
>>>>>Xem thêm: Cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác
2.2 Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình
– Tuổi tác: Mặc dù rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi hay giới tính nào, thế nhưng người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ. Ước tính cứ 100 người trên 40 tuổi thì có tới 35 người bị mắc phải.
– Tiền sử bị chóng mặt: Những người có tiền sử bị chóng mặt có nguy cơ bị choáng váng, hoa mắt, mất thăng bằng trong tương lai, đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Những người bị thừa cân, béo phì cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
3. Rối loạn tiền đình có di truyền không?
Nhiều người lo lắng, rối loạn tiền đình có thể di truyền từ bố/mẹ sang con. Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy phần lớn rối loạn tiền đình (hơn 70% người bị rối loạn tiền đình ngoại biên) không có khả năng di truyền.
Vậy rối loạn tiền đình trung ương có di truyền không?
Câu trả lời là rối loạn tiền đình trung ương cũng không di truyền từ đời trước sang đời sau. Thực chất chức năng tiền đình bị rối loạn không phải do di truyền mà là do sự tổn thương cơ quan thần kinh trong đầu người. Các tổn thương thần kinh này có thể xảy ra do tác động từ bên ngoài, hoặc tác động bên trong não bộ gây ra, do đó rối loạn tiền đình không di truyền. Điều bạn cần làm là thăm khám sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm các biến chứng do rối loạn tiền đình gây ra.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào nhận biết được các dấu hiệu rối loạn tiền đình, nguyên nhân và nguy cơ để từ đó có cách xử trí và phòng ngừa tốt cho bản thân và gia đình.