Viêm VA cấp thường bị nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác. Đây là loại bệnh liên quan tới đường hô hấp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm VA cấp thường tiến triển một cách âm thầm, thông thường chỉ là một số dấu hiệu như sổ mũi, viêm họng, khó thở… Do đó bạn cần hiểu rõ hơn về bệnh này và cách phòng chống bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm..
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh viêm VA cấp một cách âm thầm
Nguyên nhân gây viêm VA cấp tính
Hầu hết các bệnh nhân mắc phải bệnh viêm VA do cơ thể bị lạnh đột ngột hay lạnh kéo dài. Một số trường hợp do các loại vi trùng đã có sẵn ở mũi, họng.
Một vài trường hợp khác, nguyên nhân gây ra bệnh viêm VA lại là do bệnh nhân vừa trải qua một số bệnh nhiễm trùng, lây như cúm, sởi, ho gà…
Bệnh viêm VA hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu không thể chống lại các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng
Ngoài ra, do cấu trúc và vị trí của khoang mũi, hoặc VA có nhiều khe kẽ và ngóc nghách, dễ trở thành nơi trú ẩn và phát triển của vi trùng. Mặt khác, do VA ở vị trí thường xuyên tiếp xúc với đường ăn và đường thở nên dễ trở thành nơi xâm nhập của các yếu tố nhiễm trùng từ bên ngoài như virus: Adenovirus, myxovirus, rhinovirus, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bê ta nhóm A, haemophulus Influenzae…
Triệu chứng của bệnh
Thông thường trẻ mắc chứng viêm VA thường bị sốt cao, khoảng 38-40 độ và thường có một số những triệu chứng kèm theo như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho do phản ứng xuất tiết hoặc viêm mủ ở VA. Một số trường hợp còn có các biểu hiện của viêm tai, viêm thanh quản.
Trẻ còn ít tuổi nếu mắc bệnh này ngoài sốt cao còn có thể rối loạn tiêu hoá như nôn trớ hay quấy khóc và bỏ ăn. Nhầy ở mũi chảy nhiều hơn, đặc dần kèm theo mủ mũi xanh hay vàng, ho nhiều. Khi đưa trẻ đi khám bạn có thể thấy hốc mũi của trẻ nhiều mủ nhầy, các cuống mũi phù nề và xuất tiết, niêm mạc họng đỏ, có mủ chảy từ nóc vòm xuống, có phản ứng màng nhĩ đỏ.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cười hở lợi và những điều cần biết
Khi bị viêm VA cấp, trẻ sẽ có biểu hiện đau rát họng, sốt cao, hắt hơi, sổ mũi…
Điều trị viêm VA cấp thế nào?
Đối với bệnh lý này, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là khi trẻ có thể có nguy cơ hoặc xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân bị viêm VA cấp tính là thuốc chống viêm, giảm phù nề, các thuốc giảm đau, hạ sốt, các vitamin nhóm B, vitamin C.
Trong trường hợp cần bác sĩ sẽ cho bé sử dụng thuốc nhỏ mũi đặc hiệu để làm co mạch, sát trùng. Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Lưu ý trước khi bạn rửa mũi hay nhỏ thuốc nhỏ mũi bạn cần làm sạch mũi trước cho trẻ.
Phòng chống bệnh viêm VA cấp
Để phòng chống bệnh viêm VA điều quan trọng nhất là bạn phải giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ. Việc rửa mũi và hút mũi rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm bớt mủ và dịch viêm ra khỏi mũi của trẻ, khiến trẻ dễ thở và mau khỏi bệnh hơn.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật nội soi mũi xoang – Điều trị xoang dứt điểm
Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm VA hiệu quả
Tuy nhiên, việc vệ sinh mũi không phải dễ như tưởng tượng mà cha mẹ hoặc người chăm trẻ phải có hiểu biết về việc này. Rửa mũi cho trẻ phải đúng cách và luôn được tiến hành hàng ngày đặc biệt trong giai đoạn trẻ mắc bệnh viêm VA. Tuy nhiên, cần thiết phải nhẹ nhàng vì mũi của trẻ khi này rất dễ bị tổn thương, dễ dàng khiến bệnh càng phát triển, tái phát hoặc dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vitamin cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.