Nhận biết các biểu hiện bệnh quai bị để điều trị kịp thời là điều rất cần thiết. Vì bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó để hậu quả nặng nề nhất là vô sinh. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi dễ bị nhất, người lớn ít mắc.
Bạn đang đọc: Biểu hiện bệnh quai bị cần biết
Biểu hiện bệnh quai bị dễ nhận biết là tuyến mang tai sưng.
1. Biểu hiện bệnh quai bị là gì?
Một số người mắc bệnh quai bị có hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào hoặc các dấu hiệu rất nhẹ. Biểu hiện bệnh quai bị thường được xuất hiện khoảng 2 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi rút và bao gồm:
- Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
- Sốt
- Đau đầu
- Đau cơ
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Đau khi nhai hoặc nuốt
Biểu hiện bệnh quai bị đặc trưng nhất là tuyến mang tai sưng phồng khiến cho má phồng ra.
2. Khi nào cần tới bệnh viện?
Nếu nghi ngờ có biểu hiện bệnh quai bị, nên tới bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đưa ra chẩn đoán xem liệu người bệnh có bị quai bị hay không. Bởi vì tuyến mang tai bị sưng hoặc sốt có thể là dấu hiệu của viêm amidan hoặc tuyến nước bọt bị tắc nghẽn.
3. Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Quai bị do virus paramyxovirus gây ra. Vi rút có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ.
Tìm hiểu thêm: Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không và quy trình điều trị
>>>>>Xem thêm: “Tất tần tật” điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết Dengue
Khi có biểu hiện bệnh quai bị nên đi khám ngay để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
4. Điều trị bệnh quai bị
Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do vi rút nên việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu bằng một số biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt.
- Làm dịu các tuyến mang tai bị sưng bằng cách chườm lạnh.
- Uống nhiều chất lỏng để tránh mất nước do sốt.
- Ăn các loại đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa… vì nhai có thể làm cho tuyến mang tai sưng lên.
- Tránh đồ uống thức ăn có tính axit vì chúng có thể khiến người bệnh cảm thấy đau tuyến mang tai nhiều hơn.
Người bệnh có thể trở lại trường học hoặc nơi làm việc khoảng 1 tuần sau khi hoàn toàn cảm thấy thoải mái. Thời điểm này, người bệnh không còn lây nhiễm nữa. Hầu hết người bị quai bị sẽ không mắc lại bệnh này lần thứ hai.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh quai bị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.