Khản tiếng là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên, đặc biệt là trong các bệnh lý có liên quan đến thanh quản. Khản tiếng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành gặp tỷ lệ cao hơn cả. Vậy nguyên nhân gây khản tiếng là gì?
Âm thanh được tạo bởi luồng không khí từ phổi đi lên làm rung động dây thanh tạo ra âm thanh. Nguyên nhân gây nên tình trạng khản tiếng là do dây thanh rung động không đều hoặc dây thanh khép không kín khi phát âm. Các bệnh lý thường gặp gây triệu chứng khản tiếng như viêm thanh quản cấp và mạn tính, hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang thanh quản gây viêm, phù nề, tổn thương tại chỗ, ảnh hưởng đến sự rung động của dây thanh.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây khản tiếng thường gặp ở mọi lứa tuổi
Khản tiếng là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên, đặc biệt là trong các bệnh lý có liên quan đến thanh quản
Khản tiếng có ảnh hưởng lớn đến giao tiếp, công việc của người bệnh, thậm chí trường hợp nặng có thể phải bỏ nghề nghiệp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây khản tiếng phổ biến:
– La hét, sử dụng giọng nói nhiều trong thời gian dài với cường độ lớn
– Hút thuốc lá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khản tiếng, do khói thuốc lá gây kích ứng niêm mạc và dây thanh.
– Nhiễm virus, hay sau khi mắc cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang mạn tính…
– Do làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi, hóa chất, thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi làm cho các bệnh lý đường hô hấp trên, viêm thanh quản xuất hiện.
– Do trào ngược dạ dày thực quản gây kích ứng niêm mạc thanh quản, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng khản tiếng kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý sau khi mổ viêm xoang mũi cũng cần mổ
Có nhiều nguyên nhân gây khản tiếng như hút thuốc lá, nhiễm virut, trào ngược dạ dày thực quản…
– Do nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân ít gặp.
Khản tiếng được chia thành 2 giai đoạn là khản tiếng cấp tính và mạn tính.
Khản tiếng cấp kèm theo các triệu chứng đau họng, ho, rát họng, họng bị viêm tấy đỏ. Nếu điều trị đúng phương pháp và hạn chế nói đến mức tối đa, bệnh có thể khỏi hẳn trong một thời gian ngắn.
Khản tiếng kéo dài, mạn tính: Nếu dây thanh viêm nhiễm lâu ngày hoặc xơ hóa dây thanh, hoặc những tổn thương thực thể như polyp, u nang, hạt xơ dây thanh làm cho dây thanh dày cứng, kém rung động, hoặc nặng hơn là tổn thương dây thần kinh thanh âm, khản tiếng sẽ hay tái phát và trở thành khản tiếng mạn tính, kéo dài rất khó khắc phục.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị viêm amidan hiệu quả bạn nhất định
Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm bệnh
Để chẩn đoán nguyên nhân khản tiếng, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng. Căn cứ vào độ tuổi, tình trạng và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Khi mắc khản tiếng người bệnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ. Tốt nhất nên hạn chế nói trong thời gian điều trị, nên uống nhiều nước và bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Với những trường hợp khản tiếng do hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nhú thanh quản, … thì cần có can thiệp ngoại khoa để loại bỏ những tổn thương tại chỗ, khắc phục nhanh chóng tình trạng khản tiếng.