Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, hay tái phát và khó chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên việc không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng viêm mũi dị ứng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế để ngăn ngừa biến chứng, tốt nhất người bệnh nên điều trị viêm mũi dị ứng càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Biến chứng viêm mũi dị ứng và cách phòng tránh
1. Biến chứng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang.
Bệnh viêm mũi dị ứng nếu không điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe
Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc hoặc do bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.
Đặc biệt, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó, ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là vào mùa lạnh.
2. Làm gì để tránh biến chứng viêm mũi dị ứng?
Khi có biểu hiện mắc bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc dị ứng để khám và được hướng dẫn điều trị.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện trẻ có dị vật trong mũi
Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để có biện pháp chữa trị phù hợp
Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng và tuân thủ theo đúng đơn thuốc chữa trị của bác sĩ.
Về dùng thuốc, bác sĩ có thể cho dùng các loại thuốc kháng viêm dạng xịt hoặc uống, thuốc kháng histamin. Để giảm ngạt mũi, người bệnh có thể dùng thuốc thông mũi, tuy nhiên tránh sử dụng kéo dài và phải theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
Người bệnh có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi, tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên, làm sạch niêm mạc mũi, giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc mũi.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng hạt: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ và tái khám định kỳ
Đối với bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng cần điều trị dự phòng tốt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần hết sức lưu ý ngay khi có các triệu chứng viêm mũi dị ứng phải khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gây kích phát cơn hen.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh mạn tính rất hay tái phát đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Do đó, người bệnh cần chú ý hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân. Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị. Người bệnh cần tái khám đúng lịch để bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.