Chụp cộng hưởng từ và chụp CT khác nhau như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ và chụp CT là hai phương pháp được áp dụng rộng rãi trong y tế để phục vụ khám, chữa bệnh. Hai cách này sử dụng công nghệ khác nhau và được chỉ định dùng với mục đích, hoàn cảnh khác nhau.

Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ và chụp CT khác nhau như thế nào?

Cùng là cho hình ảnh về các bộ phận bên trong cơ thể nhưng các phương pháp có nhiều điểm khác biệt. Hãy tham khảo bài viết sau để phân biệt hai phương pháp này.

1. Sự khác nhau giữa hai phương pháp chụp

Chụp MRI và CT đều là phương pháp chụp lại hình ảnh các bộ phận, cơ quan bên trong cơ thể người. Trong khi MRI (cộng hưởng từ) dùng sóng vô tuyến để ghi lại hình ảnh thì chụp CT (cắt lớp vi tính) lại sử dụng tia X.

Cả hai phương pháp có rủi ro tương đối thấp. Mỗi phương pháp lại có ưu điểm khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh áp dụng.

1.1. MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh, thường được áp dụng để kiểm tra: khớp, não, cổ tay, mắt cá chân, ngực, tim, mạch máu.

Chụp MRI không xâm lấn nhưng gân ồn, mất nhiều thời gian và có thể gây ra chứng sợ hãi (sợ ở trong không gian kín của máy). Máy MRI gây tiếng ồn nên bệnh nhân sẽ được đeo tai nghe hoặc nút bịt tai để tránh bớt tiếng ồn ảnh hưởng đến thính lực.

Chụp cộng hưởng từ và chụp CT khác nhau như thế nào?

Khi chụp cộng hưởng từ, khách hàng sẽ được nằm trong chiếc máy như thế này.

1.2. CT là gì?

Chụp CT là một hình thức chụp X quang, thường được sử dụng để chẩn đoán khi gãy xương, có khối u, chảy máu trong… Chụp CT sử dụng bức xạ (tia X) còn MRI thì không.

Chụp CT nhanh chóng, không đau và không xâm lấn. Chụp CT rẻ hơn MRI.

2. So sánh chụp CT với MRI

2.1. Rủi ro

Cả hai phương pháp đều tiềm ẩn một số rủi ro khi sử dụng. Rủi ro của chụp CT gồm có: gây hại cho thai nhi, có bức xạ nhỏ, nguy cơ phản ứng với thuốc cản quang.

Các rủi ro khi chụp MRI bao gồm: phản ứng với kim loại do máy MRI có nam châm, tiếng ồn lớn từ máy gây ra các vấn đề về thính giác, tăng nhiệt độ cơ thể trong thời gian dài chụp MRI, lo sợ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơ thể bạn có cấy ghép khớp nhân tạo, vòng tránh thai, máy tạo nhịp hoặc bất cứ kim loại nào khác.

Tìm hiểu thêm: Nội soi nhuộm màu có gì khác biệt về khả năng chẩn đoán?

Chụp cộng hưởng từ và chụp CT khác nhau như thế nào?

Trong quá trình chụp hưởng từ, khách hàng cần được sự hướng dẫn, hỗ trợ của kỹ thuật viên.

2.2. Ưu điểm

Cả MRI và CT đều có thể xem hình ảnh, cấu trúc bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chụp CT nhanh hơn, có thể cung cấp hình ảnh các mô, cơ quan và cấu trúc xương.

Máy MRI rất hữu ích trong việc ghi lại hình ảnh giúp bác sĩ xác định xem có các mô bất thường trong cơ thể hay không. Hình ảnh của MRI chi tiết hơn hình ảnh của CT.

2.3. Thời gian

Chụp CT thời gian thực hiện rất nhanh, chỉ vài phút. Bởi vậy chụp CT thường được ứng dụng trong các trường hợp cần nhanh, khẩn cấp ví dụ như tai nạn (xuất huyết não, chấn thương sọ não…).

Ngược lại, chụp cộng hưởng từ mất khá nhiều thời gian, khoảng 15 đến 90 phút để thu được hình ảnh đa mặt phẳng. MRI khắc phục được những hạn chế của tia X để cho ra hình ảnh sắc nét hơn. Bởi vậy, MRI thường được dùng để kiểm tra kỹ càng, khảo sát các mô trước khi dùng đến biện pháp xâm lấn.

3. Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ

Chụp MRI cần có sự tham khảo, tư vấn và chẩn đoán của bác sĩ. Trước khi chụp, khách hàng cần tuân theo những yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác.

Do máy MRI hoạt động với từ trường lớn, nam châm khổng lồ nên khách hàng phải loại bỏ tất cả kim loại có trên người. Ví dụ như khuyên tai, vòng cổ, đồ hồ, nhẫn, thắt lưng, những vật trang trí bằng kim loại trên quần áo. Bởi vậy, bệnh viện sẽ cung cấp cho bạn một bộ trang phục để thay trước khi thực hiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về trang phục. Sau khi đã thay đồ, bạn sẽ được nằm lên máy chụp cộng hưởng từ.

Thời gian tùy thuộc vào bộ phận bạn cần chụp. Những bộ phận có diện tích chụp càng lớn, càng mất nhiều thời gian. Việc duy nhất bạn cần làm lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái, không căng thẳng, giữ nguyên tư thế khi máy đang hoạt động để có hình ảnh đẹp và sắc nét giúp việc chẩn đoán sau đó diễn ra thuận lợi.

Chụp cộng hưởng từ và chụp CT khác nhau như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ MRI: Ưu nhược điểm, khi nào chụp?

Khách hàng chụp cộng hưởng từ sẽ được đưa vào bên trong chiếc máy. Bởi vậy những người mắc chứng sợ không gian hẹp hoặc trẻ em sẽ cần đến thuốc an thần, gây mê.

Đối với những người mắc chứng sợ không gian hẹp, sợ một mình hoặc trẻ em sẽ được dùng thuốc an thần, gây mê. Những trường hợp cần gây mê tốt nhất hãy nhịn ăn 6 tiếng trước khi chụp.

Những đối tượng sau sẽ phải hỏi ý kiến bác sĩ có được chụp cộng hưởng từ hay không: bệnh nhân dùng máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, trong người chứa kim loại (xương nhân tạo, đinh nẹp xương, van tim nhân tạo…).

Tại Thu Cúc TCI, khách hàng chụp cộng hưởng từ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình chụp. Để đăng ký dịch vụ, vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *