Nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh đau đầu thường xuyên

Tìm hiểu cách chữa bệnh đau đầu thường xuyên là mong muốn của rất nhiều người. Đau đầu là tình trạng phổ biến với cả nam và nữ ở nhiều độ tuổi, gây ra nhiều bất lợi với sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Có những trường hợp đau đầu kéo dài và thường xuyên xảy ra có thể là biểu hiệu của bệnh lý đáng lo ngại.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh đau đầu thường xuyên

1. Những bệnh lý nào gây đau đầu thường xuyên?

1.1. Đau đầu bắt nguồn từ những bệnh lý tương đối thông thường

– Đau nửa đầu Migraine: Bệnh lý này còn được gọi là đau đầu vận mạch, một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu thường xuyên. Cơn đau diễn ra ở 1 bên đầu trái hoặc phải, cường độ vừa cho tới dữ dội. Nữ giới tuổi trung niên là nhóm dễ mắc phải. Tuy căn bệnh này khá lành tính nhưng vẫn tác động tiêu cực tới tâm lý, sức khỏe và đời sống của người bệnh. Đặc biệt, một số trường hợp có thể gây biến chứng về thần kinh.

– Bệnh viêm xoang: Có tới 90% người bị viêm xoang đều có triệu chứng thường xuyên đau đầu hoặc đau nửa đầu. Chỉ khi điều trị khỏi viêm xoang mới có thể loại bỏ dứt điểm triệu chứng này.

– Tăng nhãn áp: Bệnh lý ở hệ thần kinh mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu. Đặc biệt là các bệnh lý rối loạn điều tiết, tăng nhãn áp,… gây ra cơn đau nửa đầu dữ dội. Ngoài ra xuất hiện triệu chứng suy giảm thị lực, đỏ mắt,…

– Thiếu máu: Chứng thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu lên não gây ra những cơn đau nhức đầu nghiêm trọng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt,… Tìm ra nguyên nhân và điều trị chứng thiếu máu mới khắc phục được tình trạng đau đầu.

– Một số bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, lupus ban đỏ cũng dễ gây ra triệu chứng đau đầu thường xuyên.

Nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh đau đầu thường xuyên

Có nhiều bệnh lý là nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên

1.2. Đau đầu do các căn bệnh nguy hiểm cần theo dõi sát sao

– U não

Việc thường xuyên thấy đau đầu không rõ nguyên nhân xảy ra với phân nửa người bệnh bị u não. Cường độ đau mạnh hơn vào thời điểm từ đêm đến sáng. Cơn đau sẽ tăng cường độ ngày càng nặng nề hơn, thậm chí không thể chịu nổi. Khi đi khám người bệnh sẽ được chỉ định chụp CT scanner hoặc cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán.

– Tai biến mạch máu não

Trước khi xảy ra tình trạng tai biến, người bệnh thường bị đau đầu liên tục. Triệu chứng này có thể đi kèm các dấu hiệu khác như: mất thăng bằng, tê bì vùng mặt, giảm khả năng nói, thị lực suy yếu, nôn, thay đổi ý thức. Người gặp các triệu chứng này cần sớm đi khám để được điều trị can thiệp kịp thời, tránh cơn tai biến xảy ra

– Viêm màng não, nhiễm trùng não

Những bệnh này sẽ gây đau đầu dồn dập đi kèm các biểu hiện của nhiễm trùng như: sốt, cứng vùng gáy, sợ ánh sáng và âm thanh.

– Chấn thương vùng đầu, não

Các chấn thương gây va đập vùng đầu từ nặng tới nhẹ gây tổn thương máu tụ mạn tính cũng là nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên. Giải pháp cho vấn đề này là phẫu thuật nhằm loại bỏ tình trạng chèn ép thần kinh và tụ huyết.

Tìm hiểu thêm: Trí nhớ suy giảm: Những nguyên nhân thường gặp

Nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh đau đầu thường xuyên

Hỗ trợ chữa bệnh đau đầu thường xuyên bằng giảm căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý

2. Nguyên nhân ngoài bệnh lý gây đau đầu thường xuyên

Bên cạnh các trường hợp đau đầu do bệnh lý, đa số mọi người bị đau đầu do nguyên nhân bắt nguồn từ các thói quen tiêu cực, chế độ sinh hoạt bất lợi, do tác dụng phụ của thuốc hoặc yếu tố khách quan. Cụ thể:

– Lạm dụng bia rượu thuốc lá, chất kích thích.

– Do lạm dụng thuốc giảm đau hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc,

– Thay đổi hormone ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh hay ở chu kì kinh nguyệt.

– Uống ít nước hàng ngày, hoặc trời nắng nóng chưa được bổ sung nước kịp thời gây mất nước cơ thể. Từ đó dẫn đến thiếu máu, thiếu oxy lên não.

– Stress, căng thẳng thường xuyên.

– Thường xuyên thức khuya, hoặc bị rối loạn giờ giấc sinh hoạt do thường xuyên lệch múi giờ khi di chuyển nhiều giữa các nước.

3. Thăm khám sớm để có giải pháp chữa bệnh đau đầu thường xuyên

3.1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân để chữa bệnh đau đầu thường xuyên

Mọi người không nên chủ quan với bất cứ dấu hiệu bệnh bất thường nào.liên quan đến đầu não, hệ thần kinh, trong đó có đau đầu thường xuyên. Đặc biệt, cần đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu bị đau đầu liên tục trong một thời gian dài. Hoặc cảm thấy cơn đau diễn ra khác lạ và mạnh hơn so với những lần khác.

Người bị đau đầu thường xuyên cần sớm đi khám tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nội thần kinh. Tại đây người bệnh sẽ được trải qua các khâu thăm khám cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu cũng như mức độ bệnh hiện tại. Nếu kết luận chẩn đoán đau đầu là do bệnh lý, việc cần thiết đầu tiên là điều trị bệnh lý nguyên nhân.

3.2. Chữa bệnh đau đầu thường xuyên cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt

Phân biệt nguyên nhân đau đầu do bệnh lý nghiêm trọng hay lành tính, hay nguyên nhân ngoài bệnh lý rất quan trọng. Từ đó mới có thể khắc phục, loại bỏ tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, với  các trường hợp đau đầu do nguyên nhân ngoài bệnh lý, tuy không quá nghiêm trọng nhưng vẫn không thể chủ quan. Bởi có thể bệnh từ nhẹ mà chuyển sang nặng nếu không chú ý khắc phục, thay đổi thói quen sinh hoạt…

Nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh đau đầu thường xuyên

>>>>>Xem thêm: Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Lạm dụng bia rượu thuốc lá, chất kích thích. cũng là một nguyên nhân gây đau đầu

4. Cách hỗ trợ chữa bệnh đau đầu thường xuyên tại nhà

Những cơn đau đầu không do bệnh lý cũng tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bị đau. Có một số biện pháp mà mỗi người có thể tự làm để khắc phục cơn đau ngay tại nhà. Thực tế cho thấy các cách sau sẽ giúp hạn chế tình trạng này một cách hiệu quả:

– Giảm bia rượu, tránh hút thuốc lá, không dùng quá nhiều đồ uống có thành phần chất kích thích thần kinh như cà phê, trà mạn…

– Các bữa ăn có nhiều rau củ quả xanh, ăn nhiều trái cây tươi.

– Khi bị đau đầu có thể chườm đá (để vào túi hoặc khan, không chườm trực tiếp đá lạnh), hoặc xoa bóp nhẹ nhàng huyệt ở thái dương.

– Không lạm dụng thuốc giảm đau để tránh tác dụng ngược khi dùng quá nhiều. Việc lạm dụng thuốc giảm đau mà không thăm khám tìm nguyên nhân để điều trị đúng hướng sẽ càng khiến bệnh nặng thêm  (nếu có bệnh tiềm ẩn).

– Tập thể dục thường xuyên, vừa sức.

– Uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít)

– Tránh bị căng thẳng, lo lắng, tức giận thường xuyên. Việc cân bằng tâm trạng bằng nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, giải tỏa stress.là vô cùng cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *