Viêm tai thanh dịch chữa thế nào?

Chào bác sĩ. Gần đây cháu có biểu hiện chảy nước trong tai nữa nhưng không phải mủ mà có cảm giác nặng tai. Cháu đi khám thì được kết luận mắc bệnh viêm tai thanh dịch. Cháu rất lo lắng không biết bệnh viêm tai thanh dịch chữa thế nào hiệu quả?
hotuan90@gmail.com
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn những băn khoăn, thắc mắc về bệnh viêm tai thanh dịch.
Viêm tai thanh dịch hay còn gọi là viêm tai màng nhĩ đóng kín, là tình trạng xuất hiện dịch nhầy vô khuẩn trong hòm tai, bệnh kéo dài dẫn tới dày dính màng nhĩ và bị điếc.

Bạn đang đọc: Viêm tai thanh dịch chữa thế nào?

Viêm tai thanh dịch chữa thế nào?

Viêm tai thanh dịch chữa thế nào là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi bị bệnh

Thông thường khi bị viêm tai thanh dịch, người bệnh sẽ có biểu hiện ù tai, có cảm giác đầy nặng trong tai, nghe tiếng vang trong đầu, tiếng vang trong tai kèm theo nghe kém. Ngoài ra còn có một vài biểu hiện khác như ngạt mũi, chảy mũi, hắt hơi…
Viêm tai thanh dịch kéo dài nếu không được điều trị, màng nhĩ co lõm, dính tạo thành túi co kéo, tình trạng nghe kém ngày càng tăng. Túi co kéo của màng nhĩ là điều kiện gây nên viêm tai giữa nguy hiểm… Chính vì thế, một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi bị bệnh là viêm tai thanh dịch chữa thế nào?
Trường hợp của bạn không nói rõ bạn bị bệnh lâu chưa, một bên hay cả 2 bên tai. Thông thường điều trị viêm tai thanh dịch chủ yếu là nội khoa, có khi phải kết hợp điều trị nội khoa với ngoại khoa. Mục đích của điều trị là tạo lại sự hoạt động bình thường của vòi nhĩ, giảm dần tình trạng tiết dịch của niêm mạc hòm tai.

Tìm hiểu thêm: Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đơn giản, đảm bảo an toàn

Viêm tai thanh dịch chữa thế nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm xoang sàng 2 bên: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để có phương pháp điều trị hiệu quả (ảnh minh họa)

Điều trị nội khoa, cần dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn mũi họng, corticoid, kháng histamin và thuốc tan, loãng dịch nhầy. Điều trị ngoại khoa: Chích rạch màng nhĩ khi hòm tai ứ dịch, màng nhĩ căng phồng hoặc đặt ống thông khí hòm nhĩ khi màng nhĩ lõm, dính.
Tùy vào tình trạng và mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Bạn cũng không cần quá lo lắng về tình trạng bệnh mà ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn nên kiên trì tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *