Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) được xem là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu ngày nay. Trong đó, kỹ thuật chụp MRI phổi sẽ giúp cho bệnh nhân phát hiện sớm các bất thường cũng như căn bệnh ung thư phổi một cách chính xác, an toàn và không gây xâm lấn.
Bạn đang đọc: Cần lưu ý gì khi thực hiện chụp MRI phổi?
1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng từ trường và sóng radio. Dưới tác động của sóng này, những nguyên tử Hydrogen trong cơ thể sẽ hấp thụ và phóng thích năng lượng. Quá trình này được máy chụp cộng hưởng từ ghi nhận và chuyển đổi sang tín hiệu hình ảnh.
Hình ảnh của kỹ thuật chụp MRI có độ sắc nét, tương phản cao, chi tiết, rõ ràng và có khả năng giải phẫu tốt. Ngoài ra, bác sỹ có thể sử dụng hình ảnh này để tái tạo 3D, tăng hiệu quả trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Chụp cộng hưởng từ MRI thường được chỉ định trong việc giúp chẩn đoán các nhóm bệnh như:
– Nhóm bệnh cột sống
– Nhóm bệnh thần kinh
– Nhóm bệnh tim mạch, nội tạng
– Nhóm bệnh cơ xương khớp
– Nhóm bệnh tiêu hóa,…
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng từ trường và sóng radio
2. Vai trò của chụp MRI phổi và một số lưu ý
2.1. Vai trò quan trọng của chụp MRI phổi
Với sự ra đời của phương pháp chẩn đoán hình ảnh MRI đã mang lại nhiều thuận lợi trong việc thăm khám bệnh. Đặc biệt, MRI đang có vai trò quan trọng giúp đánh giá tổn thương lồng ngực, phổi, tại tim, thành ngực và khoang màng phổi.
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật có độ tương phản cao trong việc đánh giá các tổn thương mô mềm, hình ảnh đa diện, không bức xạ ion gây ảnh hưởng đến đánh giá mạch máu. Đặc biệt, MRI có độ nhạy cao nhằm đánh giá các tổn thương thành ngực nguyên phát, tình trạng nhiễm trùng và xâm lấn, bao gồm:
– Đánh giá các tổn thương ở màng phổi.
– Đánh giá tình trạng xâm lấn và đè mạch máu.
– Đánh giá các tổn thương ở vùng trung thất, rốn phổi
– Đánh giá các tổn thương ở cạnh cột sống.
– Đánh giá các tổn thương ở nhu mô phổi
Với những ưu điểm này, chụp cộng hưởng từ MRI giúp hỗ trợ phát hiện ung thư phổi và các bệnh lý phổi liên quan một cách chính xác với thời gian sớm nhất. Hiện nay, phương pháp này cũng ngày càng được ứng dụng phổ biến trong việc chẩn đoán, sàng lọc sớm bệnh lý phổi.
Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ và chụp CT khác nhau như thế nào?
2.2. Một số điều cần lưu ý trước khi chụp MRI phổi
Khi tiến hành chụp MRI phổi, người bệnh sẽ được đặt nằm trong 1 ống nam châm lớn, có tác dụng tạo nên từ trường mạnh. Trong thời gian chụp, bệnh nhân cần cố gắng nằm yên, không được cử động mạnh để giúp hình ảnh tạo ra được rõ nét và đạt chất lượng tốt nhất.
Dưới đây là một số lưu ý cần biết trong quá trình chụp cộng hưởng từ MRI:
Chuẩn bị chụp
– Bệnh nhân có chỉ định thực hiện chụp MRI nên mang theo kết quả thăm khám như kết quả xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, X-quang (nếu có). Những thông tin này sẽ giúp bác sỹ chọn được kỹ thuật chụp MRI phù hợp cho người bệnh.
– Sau đó, bệnh nhân cần đi thay đồ, tháo răng giả, các vật trang sức kim loại và thiết bị điện từ (như thẻ tín dụng, thẻ ATM, chìa khóa từ).
– Nếu bệnh nhân có các dị vật kim loại nằm ở phổi hoặc các cơ quan có mô lỏng lẻo thì không nên thực hiện phương pháp chụp MRI. Vì vậy, hãy báo cho nhân viên y tế nếu bạn có các dụng cụ, thiết bị sau ở trong cơ thể: van tim nhân tạo, stent mạch máu, dị vật kim loại, kẹp mạch máu não, vòng tránh thai, khớp hoặc chỏm xương nhân tạo, máy khử rung, máy trợ thính, máy tạo nhịp tim, thiết bị bơm thuốc tự động,…
– Bệnh nhân thường sẽ không cần nhịn đói trước khi tiến hành chụp MRI, chỉ khi cần phải gây mê.
– Ngoài ra, có thể nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành tiêm thuốc tương phản từ, do đó, hãy thông báo nếu bạn có tiền sử bị dị ứng thuốc. Thuốc tương phản hoàn toàn không gây hại cho cơ thể.
Trong quá trình chụp
– Thời gian chụp MRI thường trong khoảng từ 15 – 45 phút, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân. Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cho bạn tư thế nằm chụp để giúp thấy rõ hình ảnh phổi trong suốt thời gian chụp.
– Âm thanh lớn từ máy chụp cộng hưởng từ sẽ phát ra trong suốt quá trình chụp, đây là do hiện tượng cộng hưởng và bạn có thể đeo tai nghe nhạc để giúp làm giảm tiếng ồn và căng thẳng.
Sau khi chụp
Sau khi quá trình chụp MRI phổi kết thúc, người bệnh có thể nhận được các hình ảnh và kết quả chẩn đoán trong vòng khoảng từ 15 – 30 phút. Nếu trường hợp của bạn cần hội chẩn thì thời gian thông báo kết quả có thể sẽ kéo dài lâu hơn.
>>>>>Xem thêm: Chụp MRI khớp háng giúp phát hiện bệnh lý nào?
Như vậy, với kỹ thuật chụp cộng hưởng từ phổi, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng hình ảnh và mức độ đảm bảo an toàn. Hầu hết các trường hợp người bệnh đều có thể thực hiện phương pháp này để chẩn đoán bệnh mà không gặp phải trở ngại gì. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã ứng dụng và triển khai công nghệ chụp MRI vào thăm khám đồng thời đưa vào các gói khám tầm soát sức khỏe để đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện của người dân. Với lợi thế về hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, TCI hiện là địa chỉ thăm khám được hàng triệu người dân tin chọn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật chụp MRI phổi. Đừng quên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín và hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác mình có thực hiện được phương pháp này hay không nhé!