Thiếu máu não kéo dài gây nhiều ra tác hại nguy hiểm như: mất ngủ mạn tính, tai biến mạch máu não…. Thiếu máu não cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ trình bày nguyên nhân, cách điều trị thiếu máu não và giải đáp thiếu máu não điều trị bao lâu thì khỏi? Cũng như “bật mí” cách phân biệt thiếu máu não và rối loạn tiền đình là hai bệnh lý rất nhiều người nhầm lẫn. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bạn đang đọc: Thiếu máu não điều trị bao lâu thì khỏi?
1. Nguyên nhân gây thiếu máu não
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu lên não bị suy giảm hoặc tắc nghẽn do một số nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tình trạng xơ vữa động mạch mang máu đến nuôi não
Hiện nay, rất nhiều bệnh lý phổ biến gây tình trạng thiếu máu não như: huyết áp thấp, thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng não, xơ vữa động mạc, xuất hiện cục máu đông (huyết khối) làm hẹp, co thắt hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não, … Bên cạnh các bệnh lý nêu trên thì thói quen ăn, uống, sinh hoạt và tập luyện không đúng, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu lên não.
2. Điều trị thiếu máu não bằng cách nào?
2.1 Nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh
Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng tình trạng thiếu máu lên não, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị hiệu quả. Đây là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất, giúp tìm ra nguyên nhân gây tình trạng thiếu máu não và từ đó điều trị “tận gốc”.
2.2 Xây dựng chế độ ăn, uống, tập luyện khoa học
Ngoài việc dùng thuốc đúng theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều cá, rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thịt và mỡ động vật.
– Không hút thuốc lá
– Không uống bia, rượu
– Tăng cường vận động nhự nhàng như: đi bộ, khí công, yoga, dưỡng sinh, luyện thở,…
– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tránh lo âu căng thẳng.
– Trước khi đi ngủ nhất là khi thời tiết lạnh, người bệnh nên ngâm chân bằng nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông tốt hơn.
2.3 Có thể áp dụng xoa bóp, bấm huyệt
Ngoài ra, việc áp dụng vật lý trị liệu với các bài tập xoa bóp, bấm huyệt vùng đầu cũng sẽ giúp máu lưu thông lên não tốt hơn.
Tuy nhiên đánh giá tốt nhất tình trạng lưu lượng máu lên não và tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu não thì bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như: đo lưu huyết não (ghi lưu huyết não), điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch,…. giúp tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu lên não, tình trạng dị dạng mạch máu não (nếu có) và sớm có biện pháp kiểm soát, can thiệp kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Bệnh alzheimer ở người trẻ tuổi có phải do di truyền?
3. Thiếu máu não điều trị bao lâu thì khỏi?
Khi đã có kiến thức về căn bệnh thiếu máu não, nhiều người bệnh đã lựa chọn đi thăm khám với bác sĩ. Một trong những thắc mắc của người bệnh lúc này là thiếu máu não điều trị bao lâu thì khỏi?
Thông thường sau khi thăm khám và chẩn đoán, nếu đúng là thiếu máu não thì sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Một số loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ lưu thông máu lên não sẽ được bác sĩ kê cho người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp cho bệnh nhân.
Thông thường, đơn thuốc sẽ được người bệnh sử dụng trong vòng 1 tháng. Sau 1-3 tháng bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân thời gian đến khám lại, để đánh giá xem tình trạng lưu thông máu lên não có tiến triển tốt hơn không và sẽ tư hướng tư vấn tiếp theo.
Tùy từng tình trạng thiếu máu nặng hay nhẹ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà thời gian điều trị căn bệnh thiếu máu não cũng khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng thiếu máu não điều trị bao lâu thì khỏi? Việc nhận biết đúng các biểu hiện của thiếu máu não như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… và lựa chọn đi thăm khám sớm với bác sĩ sẽ là điều quan trọng nhất, giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu máu não an toàn, hiệu quả, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu điều trị sớm giảm nguy cơ đột quỵ
4. Phân biệt thiếu máu não và rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có biểu hiện tương tự nhau nên khiến nhiều người dễ nhầm lẫn.
Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Nếu để ý kỹ, các biểu hiện của rối loạn tiền đình và thiếu máu não cũng có sự khác nhau. Đó là:
– Triệu chứng đau đầu: Rối loạn tiền đình cơn đau đầu thường không đau tập trung vào một điểm, đau không xác định được vị trí đau. Còn đau đầu do thiếu máu não thường đau tập trung ở vùng chẩm, vùng gáy, cơn đau tăng lên và đau theo từng cơn.
– Hoa mắt, chóng mặt: Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình thường khiến người bệnh đi lại khó khăn, khó giữ được thăng bằng, kể cả khi nằm nghỉ mọi thứ vẫn quay cuồng. Còn hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não thì người bệnh vẫn có thể giữ được thăng bằng và khi được nghỉ ngơi triệu chứng này sẽ thuyên giảm đáng kể.
– Ù tai: rối loạn tiền đình ù tai nặng còn thiếu máu não ù tai nhẹ, thoáng qua.
– Thay đổi tâm lý: người bị rối loạn tiền đình dễ thay đổi tâm lý còn người thiểu năng tuần hoàn não hiếm khi xuất hiện thay đổi tâm lý.