Chụp cộng hưởng từ (hay còn gọi là chụp MRI) được biết đến là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, được sử dụng trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không luôn là vấn đề được quan tâm bởi những người chưa thực hiện phương pháp này bao giờ. Vậy thực hư có hại tới sức khỏe do chụp cộng hưởng từ hay không thì cùng xem ngay trong bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không
1. Chụp cộng hưởng từ được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật thu lại hình ảnh về một cơ quan và mô trong cơ thể cần khảo sát nhờ sử dụng từ trường và sóng vô tuyến. Dựa vào hình ảnh thu được đó, bác sĩ sẽ có căn cứ trong việc phát hiện những tổn thương, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Chụp cộng hưởng từ được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lý như:
– Tổn thương dây chằng, tủy sống
– Bệnh lý về gan, mật, tụy…
– Bệnh về cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống cổ…
– Các bệnh lý về tim mạch
– Các bệnh lý liên quan đến não bao gồm: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u dây thần kinh sọ não,..
– Chẩn đoán sớm tổn thương tuyến vú
Ngoài ra, phương pháp chụp cộng hưởng từ cũng được ứng dụng cao trong tầm soát ung thư. Kết quả hình ảnh của chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ nhìn thấy được tình trạng bất thường tại khu vực được khảo sát hoặc toàn bộ cơ thể. Thường được chỉ định trong việc tầm soát sớm các loại ung thư như:
– Ung thư phổi
– Ung thư vú
– Ung thư buồng trứng
– Ung thư cổ tử cung
– Ung thư đại trực tràng
Chụp MRI hỗ trợ trong chẩn đoán nhiều bệnh lý thần kinh, xương khớp, tầm soát ung thư
2. Chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không
“Chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không? Làm thế nào để có buổi chụp cộng hưởng từ đảm bảo an toàn?”
Khác với chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia X nên gây nhiễm xạ cho người bệnh. Phương pháp này an toàn với cả phụ nữ có thai và thai nhi. Rất hiếm khi bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ do chụp MRI.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc cản quang thì có thể gây buồn nôn, đau đầu hoặc nóng rát tại vị trí tiêm. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi tiêm thuốc, bạn cần báo ngay cho kỹ thuật viên hoặc bác sĩ trong phòng chụp.
2.1. Những việc cần làm để chụp cộng hưởng từ an toàn
Để quá trình thực hiện việc chụp cộng hưởng từ đảm bảo an toàn thì bạn cần làm một số điều sau:
– Tuân thủ và làm theo mọi hướng dẫn của kỹ thuật viên trong phòng máy.
– Không mang đồ trang sức, răng giả, thẻ ATM, các vật dụng bằng kim loại khi chụp.
– Trong quá trình chụp thì bạn nên giữ nguyên tư thế, không cử động mạnh.
– Nếu bạn đang đặt các thiết bị điện tử như máy khử rung, máy trợ thính, máy tạo nhịp nhân tạo thì không nên thực hiện.
– Nếu có mang theo van tim nhân tạo, vòng tránh thai, chỏm xương nhân tạo,.. thì cần báo trước với bác sĩ để được chỉ định thực hiện phù hợp.
Giữ nguyên tư thế trong quá trình chụp để kết quả chính xác nhất
2.2. Bạn cần lưu ý gì trong quá trình chụp cộng hưởng từ
– Trước khi chụp:
+ Có thể ăn uống và sử dụng các loại thuốc được kê đơn như bình thường. Tuy nhiên có một vài trường hợp bác sĩ có yêu cầu không ăn uống gì ít nhất 4 tiếng trước khi chụp.
+ Trả lời đầy đủ, trung thực về bảng câu hỏi khảo sát sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý. Sau đó, nhân viên y tế sẽ giải thích thêm một lần nữa về lợi ích, nguy cơ, các bước chụp,…nếu bạn chấp nhận tiến hành thực hiện chụp MRI.
+ Thay trang phục chuyên dùng chụp MRI.
– Trong khi chụp:
+ Nằm yên cho tới khi kỹ thuật viên thông báo kết thúc. Điều này giúp hình ảnh thu lại rõ nét và chi tiết hơn về khu vực cần khảo sát.
+ Đeo tai nghe để hạn chế tiếng ồn và nghe được hướng dẫn của kỹ thuật viên rõ hơn.
– Sau khi chụp cộng hưởng từ:
+ Có thể ăn uống, đi lại, vận động bình thường nên bạn đừng quá lo lắng
+ Nếu có tiêm thuốc cản quang thì bạn không nên tự ý lái xe về, hãy có người nhà đi cùng để được hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Chụp MRI có cần nhịn ăn không và các lưu ý khác
Kỹ thuật viên đeo tai nghe chống ồn trong khi chụp
3. Những đối tượng không nên chụp cộng hưởng từ
Một số đối tượng không nên thực hiện phương pháp chụp cộng hưởng từ bao gồm:
– Phụ nữ mang thai quý đầu
– Nếu từng bị dị ứng hoặc bị bệnh thận nặng thì không nên dùng thuốc cản quang
– Người đã mổ thay van tim (van có thành phần kim loại)
– Trong người có vật liệu ghép từ tính
– Người có máy nghe gắn liền trong ốc tai, máy kích thích thần kinh
– Có ống dẫn lưu bằng kim loại trong các hốc bên trong cơ thể
– Kẹp mạch máu trong sọ
>>>>>Xem thêm: Siêu âm ổ bụng thực hiện được nhiều trong một lần siêu âm
Chỉ khi bác sĩ chỉ định chụp MRI thì bạn mới phải thực hiện
Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc “Chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không?”. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn phần nào bớt lo lắng về vấn đề này nhé. Quan trọng hơn, việc lựa chọn địa chỉ chụp cộng hưởng từ uy tín là không thể bỏ qua. Bởi địa chỉ mà bạn lựa chọn sẽ quyết định tới độ chính xác của kết quả cuối cùng.
Nếu bạn đang chưa có sự lựa chọn nào thì có thể tham khảo cái tên Thu Cúc TCI. Tại đây có trang bị máy chụp MRI hoạt động dựa trên nguyên lý H2, không sử dụng tia X nên an toàn cho người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.