Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ thường xảy ra nhiều hơn so với nam giới. Để có những hiểu biết cụ thể về căn bệnh này bạn có thể theo dõi thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ và cách điều trị
1. Định nghĩa về bệnh đau nửa đầu
Bệnh đau nửa đầu được xác định là tình trạng đau đầu theo chu kì từng cơn. Ở mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ đau nghiêm trọng hoặc nhẹ khác nhau.
Cơn đau nửa đầu có đặc điểm nổi bật nhất là thường diễn ra ở một bên nhất định của bán cầu não. Có người bị đau nửa đầu bên trái, một số bệnh nhân khác lại gặp cơn đau ở bên phải đầu. Không chỉ gặp các cơn đau đầu, người bệnh còn dễ phải chịu đựng một số vấn đề bất ổn khác kèm theo như giảm thị lực, sợ mùi vị, ánh sáng và âm thanh, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, giảm trí nhớ, chóng mặt.
2. Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ do nguyên nhân nào?
Trước hết, bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ liên quan nhiều đến yếu tố gen. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây đau nửa đầu ở các chị em bao gồm:
Thay đổi hormone ở phụ nữ (chủ yếu do chu kỳ kinh nguyệt).
Do thuốc gây tác dụng phụ
Căng thẳng, áp lực. lo lắng
Mất ngủ, ngủ kém hoặc có khi là ngủ quá nhiều
Thời tiết thay đổi, chuyển mùa
Hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, chè đặc…
Hoạt động, làm việc, vận động quá sức
3. Đau nửa đầu ở phụ nữ hay gặp hơn ở nam giới vì sao?
3.1. Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do hormone
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tác động của các thành phần estrogen và testosterone. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh việc tăng và giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể nữ giới có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện bệnh đau nửa đầu.
Do tác động của hormone, nữ giới sẽ gặp phải các cơn đau nửa đầu nhiều hơn vào mỗi kì kinh nguyệt. Lúc này hormone estrogen sẽ kích thích các tế bào xung quanh dây thần kinh sinh ba. Đồng thời tác động tới các mạch máu được nối vào đầu dây thần kinh, khiến chúng trở nên nhạy cảm và tạo nên cơn đau nửa đầu.
3.2. Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ tăng giảm do testosterone và prolactin
Bên cạnh đó, cũng theo kết quả nghiên cứu, chứng đau nửa đầu sẽ được ngăn cản bởi vai trò quan trọng của hormone testosterone. Ngược lại, các cơn đau lại bị tăng thêm cường độ bởi một hormone khác là prolactin – thành phần chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể phụ nữ. Những hormone này có vai trò nắm giữ, quyết định các kênh ion. Từ đó chúng gây tăng giảm độ nhạy của các ion đối với các tác nhân gây đau nửa đầu.
Tìm hiểu thêm: Bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì và nên ăn gì?
4. Điều trị bệnh đau nửa đầu bằng cách nào?
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có cách điều trị nào chữa được dứt điểm bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ cũng như nam giới.
Đa số các chỉ định điều trị là sử dụng thuốc, với công dụng làm giảm triệu chứng, hạn chế cường độ cơn đau. Đồng thời giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nặng nề thêm. Bên cạnh đó là việc kết hợp hỗ trợ điều trị bằng điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống và các biện pháp có lợi khác.
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân cần thăm khám sớm để phát hiện và uống thuốc ở giai đoạn sớm của bệnh, nhằm giúp hạn chế số lần xuất hiện các cơn đau cũng như mức độ cơn đau. Các loại thuốc thường được sử dụng là các loại thuốc giảm đau thông thường, thuốc ergotamine, thuốc triptan.
Bên cạnh đó, phụ nữ bị bệnh đau nửa đầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng liệu pháp hormone nếu cơn đau nửa đầu xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Chứng mất ngủ đêm: Triệu chứng và cách cải thiện
5. Các phương pháp hỗ trợ điều trị
Thay đổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày có tác dụng hỗ trợ làm giảm cơn đau nửa đầu cho chị em cũng như mọi bệnh nhân nói chung, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Các biện pháp bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Rèn luyện thân thể đều đặn nhưng nhẹ nhàng vừa sức, có nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình tập. Nên tìm hiểu thêm hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách thư giãn hiệu quả nhằm hạn chế tần suất và mức độ đau nửa đầu.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu xuất phát từ thuốc hay các món ăn, đồ uống… nhằm giảm, thay đổi thói quen ăn uống, loại thuốc đang sử dụng.
- Áp dụng chế độ sinh hoạt có lợi cho sức khỏe như: ăn ngủ đúng giờ khoa học, không thức khuya hay ăn quá muộn. Ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa với khẩu phần vừa đủ, tránh các món ăn đồ uống bất lợi, nhất là có hại cho đầu não, trí óc như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… Nên duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì.
Có thể kể tới một số cách hỗ trợ hạn chế cơn đau như:
- Uống nhiều nước (sữa, hoa quả, điện giải).
- Vận động, làm việc điều độ, chú ý nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, không để ánh sáng mạnh. Người bệnh nên thư giãn thoải mái khi nghỉ ngơi.
- Có thể chườm trán với khăn lạnh tạo cảm giác dễ chịu, thư thái đầu óc.