Ngày nay, những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, công việc khiến nhiều người mắc phải căn bệnh thiếu máu não mất ngủ. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ về căn bệnh này cũng như tác động xấu của nó đến sức khỏe. Do đó dễ dẫn tới thái độ chủ quan khiến sức khỏe chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?
Bạn đang đọc: Thiếu máu não mất ngủ: Đâu là “hung thủ” gây bệnh?
1. Thiếu máu não mất ngủ – Căn bệnh tác động lớn đến sức khỏe
Não bộ là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động sống cũng như các quá trình vận động của cơ thể. Do đó, nếu não bộ bị tổn thương thì các hoạt động khác cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Một trong những bệnh lý thường gặp chính là thiếu máu não. Đây là tình trạng các tế bào não không được cung cấp đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó khiến hệ thần kinh trung ương bị suy giảm chức năng rõ rệt.
Bệnh lý này có thể đe dọa đến bất kỳ đối tượng nào, kể cả người trẻ tuổi hay người cao tuổi. Do đó, chúng ta không thể chủ quan trước những tác động xấu của tình trạng thiếu máu não, mất ngủ tới sức khỏe.
2. Đâu là “hung thủ” gây bệnh thiếu máu não và tình trạng mất ngủ?
Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, có rất nhiều tác nhân làm gia tăng số người bị thiếu máu não gây mất ngủ, có thể kể đến như:
2.1. Thiếu máu não mất ngủ do bệnh lý xơ vữa động mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu lên não. Cụ thể, khi bị xơ vữa động mạch, mạch máu của người bệnh sẽ bị tắc nghẽn do có nhiều mảng xơ vữa tích tụ và bám ở đó. Do đó, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng thiếu máu lên não.
2.2. Thiếu máu não mất ngủ do thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể khiến lượng máu lên não bị suy giảm. Bởi ở vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa, các gai xương sẽ bắt đầu hình thành. Chúng chính là nguyên nhân khiến dòng máu lưu thông kém và không được bơm đầy đủ lên não.
2.3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây bệnh là do khả năng vận chuyển oxy của máu kém, hiện tượng máu đông, co mạch máu hay chèn ép động mạch từ bên ngoài. Các yếu tố này sẽ tác động và gây ra nhiều cản trở đối với sự lưu thông máu. Nếu tình trạng này càng kéo dài, sức khỏe của người bệnh sẽ càng bị ảnh hưởng.
3. Biểu hiện của bệnh
Những biểu hiện của bệnh thiếu máu não bao gồm:
– Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hoa mắt, chóng mặt khiến tâm lý trở nên căng thẳng
– Đa số người bệnh sẽ bị đau nhức đầu. Cơn đau sẽ xuất hiện ở trán và phía sau gáy, thậm chí còn có thể lan lên đầu khiến người bệnh khó chịu, không thể tập trung làm việc. Nếu người bệnh rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, cơn đau đầu sẽ được cảm nhận rõ ràng.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng tai biến mạch máu não: nguy hiểm và nặng nề
– Nhiều người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, họ lại cho rằng đây là dấu hiệu lão hóa của tuổi già nên thường bỏ qua việc theo dõi và điều trị. Từ đó khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
– Một triệu chứng khác khi máu không lên não là tê bì chân tay. Tình trạng này sẽ xảy ra ở cảnh tay, ngón tay chân, cẳng chân, bàn tay chân,… khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển.
4. Bệnh thiếu máu não gây mất ngủ có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ khiến sức khỏe của người bệnh bị suy giảm nhanh chóng. Ngoài ra, nếu các biến chứng của thiếu máu não như đột quỵ, nhồi máu não,… xuất hiện thì khả năng điều trị bệnh là rất thấp.
Bởi khi đó, não sẽ đột nhiên bị ngưng hoạt động, tình trạng chết não xảy ra trong một thời gian ngắn, khoảng vài giây cho đến vài phút. Sau khi hồi phục, nhiều người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị liệt nửa người, không thể di chuyển và không có cảm giác. Đặc biệt, một số bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê sâu trong một thời gian dài.
5. Phương pháp phòng bệnh thiếu máu não mất ngủ
Tuy nguy hiểm nhưng thiếu máu não gây mất ngủ là bệnh lý không có tính chất di truyền. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh bằng một số phương pháp như:
5.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo chức năng của tim mạch, não bộ và hệ tuần hoàn. Do đó, người bệnh cần lưu ý bổ sung một số loại dinh dưỡng như:
– Nitrat: có trong rau diếp, cải bó xôi,…
– Polyphenols: có nhiều trong đậu, trà,các loại hạt,…
– Sắt: giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, tăng chất lượng máu nuôi dưỡng não bộ cũng như toàn cơ thể.
– Omega-3: tăng cường hoạt động của tim và não bộ, có nhiều trong cá trích, cá hồi, cá tuyết,…
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm không tốt cho não bộ như thức ăn nhanh, mỡ động vật, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, các chất kích thích,…
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác với chứng đau nửa đầu nhiều người đang mắc phải
5.2. Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ
Người bệnh nên sử dụng các loại thuốc điều trị theo đúng thời gian, liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, cần kiên trì điều trị kết hợp thay đổi dinh dưỡng, lối sống để cải thiện tình trạng của căn bệnh.
5.3. Nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng
Stress, lo âu, căng thẳng, tâm lý không ổn định thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của não bộ và trái tim. Do đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, tránh căng thẳng và làm việc quá sức. Đặc biệt, người bệnh cần đảm bảo ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày và nên ngủ trước 11 giờ đêm.
5.4. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Đây là biện pháp tốt nhất để tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của tim mạch và cơ bắp. Từ đó giúp quá trình lưu thông máu đến não bộ tốt hơn. Các bài tập tốt cho tim mạch và quá trình lưu thông máu bao gồm khiêu vũ, tập yoga, đi bộ, đạp xe, kéo giãn cơ thể,…
5.5. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Ngoài ra, người bệnh bị thiếu máu não mất ngủ cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra mức độ bệnh và rà soát, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng mất ngủ do thiếu máu não và những hệ lụy của bệnh để không chủ quan mà chủ động phòng tránh và phát hiện, điều trị sớm căn bệnh này.