Đau nửa đầu sau bên trái là một triệu chứng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt những người ít vận động, ngồi sai tư thế thường có nguy cơ bị đau nửa đầu sau bên trái cao hơn. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau nửa đầu trái sau sẽ giúp tránh nhầm lẫn triệu chứng bệnh với các tình trạng khác và có phương án điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Đau nửa đầu trái sau do nguyên nhân nào gây nên?
1. Đau nửa đầu trái sau là gì?
Đau nửa đầu sau bên trái là những cơn đau nửa đầu bên trái vùng đầu sau, có thể lan xuống vai, gáy, cổ. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc có tính chất chu kỳ vài lần một tuần hoặc một tháng.
Trong cơn đau, người bệnh người cảm thấy đau vùng đầu gần thái dương, kèm hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi đứng không vững. Một số người có thể cảm thấy nhạy cảm với âm thanh và tiếng ồn lớn.
Đau nửa đầu sau bên trái nếu diễn biến lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cơ thể. Ví dụ như mất tập trung, mệt mỏi, căng thẳng… Nặng hơn có thể làm suy giảm trí nhớ, trầm cảm, giảm khả năng thị lực, thính lực, nhồi máu não, co giật, đột quỵ…
2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu trái sau
Theo các bác sĩ, đau nửa đầu sau bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh lý, lối sống, dinh dưỡng… của người bệnh. Nắm được thông tin về các nguyên nhân gây bệnh giúp chúng ta phân biệt cơn đau nửa đầu sau bên trái với các bệnh lý khác.
2.1. Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine là một nguyên nhân chính gây ra các cơn đau nửa đầu sau bên trái. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau nửa đầu dữ dội hoặc đau nhói từng cơn xảy ra ở một bên đầu. Cơn đau đôi khi bắt đầu từ khu vực xung quanh mắt hoặc thái dương. Rồi đau lan rộng ra vai gáy cổ, xung quanh đầu. Bệnh nhân cũng có thể gặp những dấu hiệu đi kèm khác như:
– Nhìn mờ, giảm thị lực
– Buồn nôn, nôn
– Hoa mắt, chóng mặt
– Đi lại loạng choạng
– Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi hương nặng
Cơn đau thường kéo dài từ 4 giờ đến 72 giờ và có thể khỏi sau khi người bệnh nằm nghỉ hoặc uống thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu cơn đau trở nên nặng hơn, tần suất tăng lên thì bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ.
2.2. Nhiễm trùng và dị ứng
Một số tình trạng nhiễm trùng và dị ứng có thể là nguyên nhân gây đau đầu trái sau:
– Nhiễm trùng hô hấp: Viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh…
– Tắc nghẽn trong xoang gây áp lực lên vùng gò máu, sau trán
– Nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm não và viêm màng não có thể gây sốt, co giật…
– Khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lao có thể gây nhiễm trùng xương khớp. Từ đó làm người bệnh bị đau ở nửa đầu phía sau gần vùng gáy. Những cơn đau do nguyên nhân này có thể kéo dài âm ỉ vùng gáy, lưng, hông.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên đừng quá lo lắng
2.3. Đau nửa đầu trái sau do lạm dụng thuốc
Việc lạm dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm tình trạng đau đầu sau bên trái trở nên trầm trọng hơn. Một số loại thuốc có thể làm tăng cơn đau đầu nếu lạm dụng quá mức bao gồm:
– Ibuprofen (Advil)
– Aspirin
– Acetaminophen (Tylenol)
– Triptan
– Naproxen
– Acetaminophen
– Oxycodone (Oxycontin)
– Hydrocodone (Vicodin)
2.4. Đau nửa đầu trái sau do nguyên nhân thần kinh
Các vấn đề về dây thần kinh đôi khi là nguồn gốc của những cơn đau đầu sau bên trái. Chúng có thể bao gồm các bệnh:
Đau dây thần kinh sinh ba: Đây là nơi cung cấp cảm giác cho khuôn mặt. Đau dây thần kinh sinh ba sẽ tao ra cơn đau đột ngột, dữ dội.
Đau các dây thần kinh chẩm: Dây thần kinh chẩm chạy dọc từ đỉnh tủy sống, lên cổ, đến đáy hộp sọ. Đau dây thần kinh chẩm tạo ra những cơn đau dữ dội như dao đâm phía sau đầu hoặc đáy hộp sọ. Cơn đau như vậy có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Viêm động mạch thái dương: Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân viêm các mạch máu, viêm động mạch thái dương bên trái đầu. Các dấu hiệu bệnh đi kèm là đau nửa đầu, đau hàm, đau vai, nhìn mờ,…
2.5. Lối sống không lành mạnh
Lối sống không lành mạnh góp phần tạo ra nhiều căn bệnh khác nhau cho cơ thể, trong đó có cả chứng đau đầu trái sau.
– Lạm dụng đồ uống có cồn, rượu bia: Những đồ uống này gây đau đầu bằng cách mở rộng mạch máu.
– Ăn không đủ bữa, không đủ dinh dưỡng: Đường glucose là một chất quan trọng cho hoạt động não bộ. Khi ăn uống không khoa học, lượng đường trong máu giảm gây hạ đường huyết. Đó có thể là một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu.
– Đồ ăn: Một số loại thực phẩm đã được chứng minh là tác nhân gây đau nửa đầu như đồ ăn có chứa chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm xông khói, thực phẩm nhiều muối….
– Stress, căng thẳng, làm việc quá sức: Căng thẳng thần kinh có thể làm cơ thể tiết ra một số chất gây căng cơ, thay đổi lưu lượng máu. Cả hai đều gây đau đầu.
– Ngủ không đủ giấc, không khoa học có thể dẫn đến những cơn đau nửa đầu sau bên trái. Đôi khi những cơn đau cũng là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra, một số nghiên cuus cho rằng người bệnh mắc chứng rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn dễ bị đau đầu hơn do giấc ngủ của họ bị gián đoạn.
– Thường xuyên đội mũ quá chặt: Đội mũ bảo hiểm hoặc đồ bảo hộ quá chật có thể làm tăng áp lực lên một hoặc cả hai bên đầu và gây đau.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo đột quỵ: Triệu chứng, các yếu tố nguy cơ
2.6. Các nguyên nhân khác
Đau nửa đầu sau bên trái cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý khác như:
– Tăng nhãn áp với biểu hiện đau mắt, nhìn mờ, đau nửa đầu dữ dội
– Huyết áp cao
– Đột quỵ với dấu hiệu cảnh báo là cơn đau nửa đầu đột ngột dữ dội
– U não: U não gây áp lực lên sọ não có thể gây căng thẳng, đau đầu đột ngột. Bệnh có thể đi kèm các dấu hiệu khác như giảm thị lực, nói mớ, lú lẫn, mất thăng bằng, co giật.
– Chấn động não do cú đánh mạnh: Chấn động não có thể tạo ra đau nửa đầu, buồn nôn, nôn mửa, lú lẫn.
– Thoái hóa đốt sống cổ: Lúc này các sụn khớp, dây chằng hoạt động yếu hơn và có thể gây ra những cơn đau ở nửa đầu phía sau.
– Thiếu máu não: Khi lượng máu không đủ cung cấp cho não hoặc máu lên não chậm sẽ khiến người bệnh có cảm giác ù tai, chóng mặt, đau nửa đầu đặc biệt là vùng phía sau gáy.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là bệnh lý gây ra những cơn đau nửa đầu phía sau và đau cổ, gáy. Hiện tượng thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng đau, mỏi cổ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tê bì tay và chóng mặt.
– Thoái hóa khớp vai: Những cơn đau ở nửa đầu phía sau dữ dội xuất phát từ vai lên đỉnh đầu là một dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp vai.
– Các bệnh lý về tim mạch
3. Xử trí cơn đau nửa đầu sau bên trái như thế nào?
Khi gặp những cơn đau nửa đầu sau bên trái, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh tại các bệnh viện uy tín. Tại đây, các bác sĩ và thiết bị y tế chuyên dụng sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra có một số cách hỗ trợ làm giảm cơn đau như sau:
– Đắp một miếng gạc ấm hoặc mát lên vùng đầu bị đau
– Ngâm mình trong bồn nước ấm, tập thở sâu hoặc nghe nhạc êm dịu để thư giãn
– Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng chói và tốt nhất nên đi ngủ một giấc
– Ăn nhẹ nếu cơn đau kèm theo triệu chứng hạ huyết áp
– Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
– Bấm huyệt để giảm đau và các triệu chứng khác
– Uống trà thảo mộc hoặc trà gừng để làm dịu cơn buồn nôn do nhiều bệnh lý
– Xông tinh dầu để thần kinh dễ chịu hơn
– Uống nhiều nước và không nên nhai kẹo cao su khi đang đau đầu
Lưu ý, các biện pháp này chỉ có thể giúp giảm đau tạm thời. Để tìm ra nguyên nhân và xử lý dứt điểm tình trạng đau nửa đầu trái sau và ngăn cơn đau đầu diễn ra nghiêm trọng hoặc lặp lại, bạn nên đi khám nội thần kinh sớm.