Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến người bệnh khó chịu, lo lắng và suy nghĩ nhiều dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, sút cân, suy nhược cơ thể.

Bạn đang đọc: Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

1. Tình trạng ù tai đau nửa đầu là gì?

Ù tai là tình trạng khi nghe thấy những âm thanh lạ trong tai mà không có nguồn âm nào đến từ môi trường bên ngoài. Những âm thanh đó có thể là tiếng gào thét, tiếng chuông reo, kêu la, ù ù, ồn ào hoặc âm thanh của nhịp tim. Tình trạng này có thể diễn ra theo từng cơn hay liên tục và xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên tai. Hơn nữa, ù tai còn thường đi kèm với các triệu chứng khác như rối loạn mạch máu, bệnh Meniere, mất thính lực do tiếng ồn hoặc do tác dụng phụ của thuốc Gentamycin, Streptomycin,…

Ù tai đau nửa đầu là tình trạng người bệnh bị đau đầu kết hợp với việc xuất hiện những âm thanh lạ trong tai, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.

Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Đau nửa đầu kèm theo ù tai là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

2. Ù tai kèm đau nửa đầu là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

2.1. Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý thường xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao tạo ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng về tim mạch nghiêm trọng như suy tim, bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…

Đa số các triệu chứng tăng huyết áp đều khá mờ nhạt. Hầu hết các bệnh nhân đều không nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu rõ ràng nào mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp thường có một số triệu chứng thoáng qua như ù tai, đau đầu, khó thở, chảy máu cam,… Do đó, căn bệnh này còn có một tên gọi khác là “kẻ giết người thầm lặng”.

2.2. Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu của bệnh tăng áp lực nội sọ vô căn (IIH)

Những phụ nữ bị béo phì trong độ tuổi sinh đẻ thường mắc bệnh tăng áp lực nội sọ vô căn. Các triệu chứng của bệnh lý này bao gồm các vấn đề về thị lực, ù tai, đau vai, nhức đầu hay nghe thấy nhịp đập của tim.

Trên thực tế, những dấu hiệu của bệnh tăng áp lực nội sọ vô căn thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu. Do đó, người bệnh cần được thăm khám tại chuyên khoa của các cơ sở y tế mới có thể được chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị đúng phác đồ.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng sa sút trí tuệ và cách chẩn đoán

Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Đau nửa đầu kèm theo ù tai có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ.

2.3. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu, ù tai, ve kêu bên trong tai.

2.4. Khối u

Nếu khối u chèn ép vào mạch máu ở cổ hoặc đầu cũng có thể gây ra tình trạng trên. Chúng còn được gọi là khối tân sinh mạch máu. Những khối u này đa số là lành tính và thường phát triển chậm trên dây thần kinh sọ. Nếu khối tân sinh mạch máu hiếm gặp, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

2.5. Bệnh Meniere

Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong khiến người bệnh bị chóng mặt tự phát có cảm giác xoay tròn, buồn nôn, đau nửa đầu, ù tai kèm theo suy giảm thính lực. Tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng 20 phút đến 24 giờ.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng có liên quan đến nhiễm trùng, tắc nghẽn hoặc phản ứng miễn dịch bất thường. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh Meniere có thể gây ra điếc vĩnh viễn.

2.6. Dị dạng động tĩnh mạch (AVM)

Đây là một bệnh lý khá hiếm gặp và thường không rõ nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Về cơ bản, các tĩnh mạch trong não kết nối với các động mạch mà không qua mao mạch.

Ù tai đau nửa đầu là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

>>>>>Xem thêm: Cách trị mất ngủ tại nhà giúp phục hồi giấc ngủ ngon

Dị dạng động tĩnh mạch khiến người bệnh bị đau nửa đầu ù tai, tê mặt, giảm thính lực.

Dị dạng động tĩnh mạch có thể bị vỡ, dẫn đến xuất huyết và giảm lượng máu cung cấp đến não. Trong một số trường hợp, dị dạng động tĩnh mạch có thể gây ra phình mạch. Tình trạng này thường xảy ra từ khi còn ở trong bụng mẹ và xuất hiện các triệu chứng ở độ tuổi từ 15 – 20 tuổi. Cùng với chứng đau nửa đầu, ù tai, bệnh nhân có thể bị tê mặt, giảm thính lực ở một bên tai. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể điều trị được.

2.7. Chấn thương vùng đầu cổ

Đau đầu sau chấn thương nhẹ hay chấn thương sọ não là một trong những triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị chấn thương đầu cổ. Chấn thương ở vùng đầu cổ có thể làm tổn thương dây thần kinh, giảm lưu lượng máu và dẫn tới chứng đau nửa đầu và tai.

Tuy nhiên, chấn thương vùng đầu cổ là tình trạng có thể liên quan đến mạch máu bị xoắn. Do đó, hãy báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân bị ngã, bị chấn thương đầu.

2.8. Viêm khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt và có vai trò rất quan trọng, giúp cho hàm mở, đóng để thực hiện các hoạt động như nói, ăn, nuốt,… Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm và những cơ mặt xung quanh, dẫn đến tình trạng co thắt cơ, đau có chu kỳ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ.

Tình trạng này có thể dẫn đến triệu chứng ù tai, đau nửa đầu, đôi khi khiến người bệnh cảm thấy đau tai. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị tình trạng viêm khớp thái dương hàm sẽ giúp giảm bớt triệu chứng ù tai, đau nửa đầu.

2.9. Một số bệnh lý khác

Đau nửa đầu ù tai có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dần già đi hoặc do nghe nhạc quá lớn qua tai nghe. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là do có một cục ráy tai cứng gây kích ứng lớp da mỏng manh trong tai, hay là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tim, khối u hay đột quỵ.

Như vậy, ù tai đau nửa đầu là hiện tượng do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà người bệnh không nên chẩn đoán bằng những đánh giá chủ quan của mình. Khi thấy xuất hiện tình trạng này, hãy đi khám chuyên khoa nội thần kinh ngay để được khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *