Đau đầu là căn bệnh mà hầu như ai cũng đã từng trải qua do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau có thể có nhiều biểu hiện rất đa dạng, từ đau một bên hay xung quanh đầu, đau âm ỉ hay dữ dội,… Ngoài việc tìm hiểu bệnh đau đầu và cách điều trị tại chuyên khoa Nội thần kinh, còn có một số cách hỗ trợ giúp giảm đau khá hiệu quả tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu những cách hỗ trợ điều trị đau đầu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh đau đầu và cách điều trị hỗ trợ hiệu quả
1. Đâu là nguyên nhân gây đau đầu?
Nguyên nhân gây đau đầu có thể là do:
– Các bệnh lý toàn thân như nhiễm độc, say nóng, say nắng, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính.
– Các bệnh lý nội khoa như bệnh tiêu hóa, tim mạch, thiếu máu, rối loạn nội tiết, thận mạn tính.
– Các bệnh lý về thần kinh như bệnh màng não – mạch máu não, chấn thương sọ não, bệnh đau nửa đầu Migraine, rối loạn chức năng, hội chứng tăng áp lực nội sọ.
– Các bệnh lý về mắt, tai mũi họng như viêm xương sọ, bệnh xương Paget, biến dạng cột sống cổ, di căn ung thư vào xương sọ, căn nguyên tại phần mềm ngoài sọ và hộp sọ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau dây thần kinh chẩm lớn do thoái hoá khớp đốt sống cổ, viêm động mạch thái dương Horton.
Tùy theo mỗi nguyên nhân mà triệu chứng của bệnh đau đầu sẽ khác nhau. Những cơn đau đầu có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, đau nửa đầu, đau căng đầu hay đau đầu từng cơn. Chúng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, nhất là về hiệu suất công việc.
2. Bệnh đau đầu và cách điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng, ngăn bệnh tái diễn
2.1. Bệnh đau đầu và cách điều trị giảm triệu chứng bằng thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau thường được sử dụng để làm giảm cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến như aspirin, naproxen, ibuprofen, paracetamol, codein.
– Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt tương đối an toàn, có thể dùng được cho nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú.
– Aspirin và ibuprofen thuộc nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) nên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho hệ tiêu hóa. Do đó loại thuốc này thường không được sử dụng cho trẻ em.
2.2. Bệnh đau đầu và cách điều trị bằng phương pháp massage, bấm huyệt
Người bệnh bị đau đầu có thể massage vùng trán, cổ, gáy để giúp làm giảm cơn đau tạm thời. Ngoài ra, bấm huyệt cũng là một liệu pháp không chỉ khiến các cơn đau giảm nhanh mà còn làm giảm các triệu chứng đau đầu về lâu dài.
Hơn nữa, massage bấm huyệt còn giúp hồi phục sự cân bằng cho cơ thể, giảm đi các cơn đau đầu và cải thiện sức khỏe. Nếu người bệnh lo sợ những tác dụng phụ mà thuốc điều trị mang lại thì massage là một phương pháp giảm đau đầu hiệu quả.
Không những vậy, người bệnh còn có thể áp dụng một số phương pháp khác như thư giãn (tâm lý), châm cứu cùng các bài tập thiền, các động tác yoga hoặc tham gia một vài hoạt động thể chất. Những việc này đều giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn đau đầu.
Tuy nhiên, các các thao tác cần được thực hiện đúng kỹ thuật mới có thể đem lại tác dụng và đảm bảo an toàn. Do vậy, nếu không có kiến thức về phương pháp này thì không nên sử dụng tùy tiện.
Tìm hiểu thêm: Đau đầu nhói từng cơn là bệnh gì? cách khắc phục
2.3. Bệnh đau đầu và cách điều trị hỗ trợ bằng ngâm chân với nước nóng
Bệnh đau đầu cũng có thể điều trị bằng cách ngâm chân với nước nóng. Đây là một phương pháp y học cổ truyền phổ biến có tác dụng giảm stress, áp lực và giúp thư giãn sâu, hồi phục sự cân bằng giữa cảm xúc và suy nghĩ. Hơn nữa, ngâm chân với nước nóng còn có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý khác như hôi chân, mất ngủ, da liễu,…
2.4. Hạn chế tiếp xúc với các mùi nồng
Một số chất có mùi nồng, mạnh như sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, khói thuốc hay những sản phẩm có nhiều hương liệu có thể gây đau nhức đầu. Ngoài ra, tình trạng quá mẫn cảm với mùi hương còn được gọi là chứng sợ mùi và thường xuất hiện phổ biến ở đối tượng bị chứng đau nửa đầu mạn tính. Do đó, nếu gặp phải vấn đề từ nguyên nhân này, cần ngăn chặn sớm bệnh đau đầu bằng cách tránh xa những chất có mùi mạnh.
2.5. Chườm nóng/lạnh
Việc kết hợp giữa chườm lạnh và chườm nóng là biện pháp vô cùng hiệu quả để làm giảm cơn đau đầu cũng như các biến chứng do tình trạng này gây ra như đau cổ, nhức vai, căng cứng cơ cổ,… Cụ thể, bạn hãy chườm đá để làm tê các cơn đau nhói đầu và chườm nóng bằng khăn giúp thư giãn cơ cổ căng cứng, giảm cơn đau đầu.
2.6. Nghe nhạc
Âm nhạc được coi như một liệu pháp giúp giảm đau và thư giãn hiệu quả. Hơn nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc trị liệu còn có lợi cho tình trạng nhức đầu mãn tính.
>>>>>Xem thêm: TOP 10 thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả
2.7. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người, thậm chí còn kích hoạt cơn đau đầu ở một số đối tượng. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng sẽ gây ra tình trạng đau đâu. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa chứng đau đầu. Ngoài ra, hạn chế sử dụng điện thoại trước khi ngủ cũng là một phương pháp giảm đau đầu hiệu quả.
2.8. Uống đủ nước
Uống nước là cách chữa bệnh đau đầu đơn giản. Bởi mất nước sẽ khiến bạn bị mất tập trung, tạo ra cảm giác khó chịu, đồng thời khiến những triệu chứng của tình trạng đau đầu trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để tránh những cơn đau đầu xuất hiện, bạn hãy cố gắng uống đủ nước và sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều nước.
2.9. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Ngoài ra, việc xây dựng và bổ sung đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn cũng làm giảm cơn đau đầu:
– Vitamin nhóm B: Đây là vitamin có thể hòa tan trong nước và có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và góp phần tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung các loại thực phẩm vitamin nhóm B như B2 (riboflavin), B6 (pyridoxine), B9 (folate) và B12 có trong sữa, thịt, trứng, gan, rau xanh,… sẽ giúp giảm bớt triệu chứng đau đầu.
– Magie: Là một khoáng chất có vai trò dẫn truyền thần kinh và kiểm soát lượng đường trong máu. Bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng magie cao như cá, bơ, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt,… cũng là một cách giảm đau đầu hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung với liều lượng thấp để hạn chế các tác dụng phụ về đường tiêu hóa.
Hi vọng những biện pháp cải thiện bệnh đau đầu trên đây sẽ hữu ích với bạn. Lưu ý rằng các biện pháp trên đây chỉ có tính tham khảo. Muốn biết tình trạng cụ thể của mình và có phác đồ điều trị đúng thì bạn cần đi khám tại chuyên khoa nội thần kinh càng sớm càng tốt.