Hay bị đau nửa đầu – Dấu hiệu bạn không nên xem nhẹ

Nếu hay bị đau nửa đầu, bạn có thể nhận thấy rằng những cơn đau này thường không giống với cơn đau đầu thông thường. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về não bộ, tuần hoàn máu hay hệ thần kinh. Do đó, bạn không nên xem nhẹ khi gặp phải tình trạng này.

Bạn đang đọc: Hay bị đau nửa đầu – Dấu hiệu bạn không nên xem nhẹ

1. Tình trạng hay bị đau nửa đầu có nguy hiểm không?

Đối với tình trạng hay bị đau nửa đầu, đa số người bệnh đều bị đau nửa đầu bên trái. Tình trạng này thường kéo dài và dễ bị chẩn đoán nguyên nhân do viêm xoang nên dẫn đến việc điều trị không đúng cách.

Nếu để lâu ngày không được chữa trị, đau nửa đầu có thể khiến người bệnh gặp các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe như khó tập trung, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, thậm chí là đột quỵ. Một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị suy thoái võng mạc, mất thị lực, gây ra mù vĩnh viễn.

Hay bị đau nửa đầu – Dấu hiệu bạn không nên xem nhẹ

Hay bị đau nửa đầu là những cơn đau đầu không bình thường

2. Những vấn đề liên quan đến tình trạng hay bị đau nửa đầu

2.1. Hay bị đau nửa đầu là những cơn đau đầu không bình thường

Nhiều người nghĩ rằng, hay bị đau nửa đầu là một triệu chứng bình thường. Nhưng thực tế, đây lại là một vấn đề về thần kinh khá nghiêm trọng, liên quan đến việc rối loạn điện tích trong não. Tình trạng này thường gây ra các cơn đau nhói tại một bên đầu và kèm theo các triệu chứng như:

– Nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng.

– Thay đổi vị giác, có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn.

– Người bệnh thay đổi tâm trạng đột ngột, dễ trở nên hưng phấn hoặc trầm cảm.

Các cơn đau nửa đầu thường khởi phát đột ngột và kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày. Những người xung quanh không thể nhận thấy những triệu chứng đau nửa đầu mà bạn đang gặp phải. Vì vậy, họ thường cho rằng bạn đang phản ứng quá nhạy cảm hay quá mức với môi trường.

Ngoài ra, tùy vào thể trạng của mỗi người mà mức độ và triệu chứng của bệnh là khác nhau. Do đó, nếu bạn từng bị đau nửa đầu, chưa chắc bạn đã biết cách giảm đau cho người khác.

2.2. Các triệu chứng của đau nửa đầu thường kéo dài trong nhiều ngày

Các triệu chứng của tình trạng đau nửa đầu có thể kéo dài trong nhiều ngày, kể cả là trước, trong hay thậm chí là sau cơn đau nửa đầu.

Giai đoạn đầu của chứng đau nửa đầu, người bệnh thường thèm ăn, hay bị táo bón, khát nước, cứng cổ, thay đổi tâm trạng. Những dấu hiệu này có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày. Sau đó, cơn đau nửa đầu sẽ bùng phát và kéo dài từ 4 – 72 giờ. Các dấu hiệu xuất hiện trong giai đoạn này thường liên quan đến thần kinh và thị giác hoặc có thể không xuất hiện, tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh. Giai đoạn cuối cùng sẽ diễn ra trong khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn. Sau chứng đau nửa đầu, người bệnh thường hay lú lẫn, chóng mặt, yếu ớt và có cảm giác nôn nao. Một vài ngày sau đó cơ thể người bệnh sẽ trở lại bình thường.

Tìm hiểu thêm: Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ và cách điều trị

Hay bị đau nửa đầu – Dấu hiệu bạn không nên xem nhẹ

Các triệu chứng của tình trạng hay bị đau nửa đầu có thể kéo dài trong nhiều ngày

2.3. Trong một số trường hợp, tình trạng đau nửa đầu sẽ không biến mất

Có rất nhiều trường hợp người bệnh bị đau nửa đầu mạn tính. Nghĩa là tình trạng đau nửa đầu kéo dài từ 4 – 72 giờ và tái diễn với mật độ khác nhau ở từng người. Nhiều người phải chịu những cơn đau trong khoảng 15 ngày/mỗi tháng và trong 3 tháng liên tục. 

2.4. Tình trạng hay bị đau nửa đầu thường không phòng ngừa được

Nhiều người bị đau nửa đầu sẽ cảm thấy những triệu chứng được cải thiện hơn khi họ thay đổi các thói quen bất lợi cho hệ thần kinh và sức khỏe nói chung trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, biện pháp này không khả dụng với tất cả người bệnh. Nhiều người đã cố gắng xây dựng lối sống khoa học nhưng tình trạng đau nửa đầu vẫn xuất hiện.

Chỉ có một số ít người bệnh có thể xác định được yếu tố hay loại thực phẩm gây ra các cơn đau nửa đầu. Trong khi trên thực tế, đa số người mắc bệnh đều sở hữu các tác nhân kích thích bệnh đau nửa đầu. Bên cạnh đó, yếu tố do thời tiết là tác nhân không thể tránh khỏi.

Hay bị đau nửa đầu – Dấu hiệu bạn không nên xem nhẹ

>>>>>Xem thêm: 5 cách chữa đau nửa đầu hiệu quả không cần dùng thuốc

Tình trạng hay bị đau nửa đầu thường không phòng ngừa được

2.5. Các phương pháp điều trị sẽ mang lại các kết quả khác nhau

Khi xuất hiện tình trạng đau nửa đầu, người bệnh thường sẽ sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau không gây nghiện tại nhà để giảm bớt khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên, những loại thuốc này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cho tất cả người sử dụng. 

Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc ngăn ngừa diễn tiến bệnh như thuốc ức chế canxi, thuốc ức chế beta, thuốc chống động kinh và thuốc chống trầm cảm. Chúng có tác dụng trong việc giảm độ nặng và tần suất của chứng đau nửa đầu.

Trên thực tế, có đến hơn 250 phương pháp điều trị tình trạng này. Mỗi người bệnh sẽ có những phản ứng khác nhau khi sử dụng các phương pháp khác nhau. Do đó, để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả rất cần sự nỗ lực ở chính bản thân người bệnh.

2.6. Đau nửa đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Phần lớn cuộc sống của những người mắc chứng đau nửa đầu đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Khi cơn đau tái phát, họ không muốn làm gì hay đi đâu. Thậm chí, họ còn có nguy cơ bị mất việc khi tình trạng đau nửa đầu gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động thường nhật. Không có công ty nào cho phép bạn nghỉ việc quá nhiều hoặc họ sẽ nghi ngờ bạn có bị đau nửa đầu thật hay không. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến các mối quan hệ bạn bè ngày càng xa cách do bạn không thể dành nhiều thời gian gặp gỡ họ.

Giống như một vòng luẩn quẩn, các vấn đề này lại càng làm tăng thêm sự buồn bã, chán nản, lo lắng ở người bệnh vì bạn không biết khi nào tình trạng bệnh trở nên khả quan hơn.

Tình trạng hay bị đau nửa đầu sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh và có thể hành hạ họ từ ngày này sang ngày khác. Do đó, người bệnh nên nỗ lực và kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ để giảm thiểu tác hại tới cuộc sống và sức khỏe khi phải sống chung với căn bệnh này .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *