Nội soi trĩ là gì? Khi nào cần thực hiện kĩ thuật này?

Trĩ là bệnh lý phổ biến ở trực tràng – hậu môn gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Trong thăm khám trĩ, nội soi là phương pháp có nhiều ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Vậy nội soi trĩ là gì? Quá trình thực hiện diễn ra thế nào? Có điều gì cần lưu tâm khi tiến hành thăm khám? Hãy cùng TCI tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nội soi trĩ là gì? Khi nào cần thực hiện kĩ thuật này?

1. Tìm hiểu về bệnh lý trĩ

1.1. Định nghĩa

Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học, trĩ là bệnh lý phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng tại Việt Nam với tỉ lệ 35-50%. Bệnh không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Trĩ là bệnh thuộc về một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến các cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới được nâng đỡ bởi cấu trúc các mô sợi đàn hồi. Khi xuất hiện tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn khi đi vệ sinh, ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo ra các búi trĩ trong lòng hậu môn. Càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết càng suy yếu, búi trĩ tụt dần ra khỏi hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

1.2. Phân loại

Có thể phân loại trĩ thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Cụ thể:

– Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện dưới đường lược (đường hậu môn – trực tràng). Khi đó, búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm dưới lớp da quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn và sờ thấy. Chúng thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn so với trĩ nội do vùng tổn thương cọ xát trực tiếp với quần áo, ghế ngồi.

– Trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất hiện trên đường lược. Khi đó, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và biểu mô chuyển tiếp. Vì nằm bên trong nên ở giai đoạn sớm, trĩ nội không thể nhìn được bằng mắt thường và chỉ được phát hiện khi xuất hiện tình trạng đi vệ sinh có máu. Theo thời gian, búi trĩ sẽ lòi ra khi bệnh nhân đi vệ sinh.

Nội soi trĩ là gì? Khi nào cần thực hiện kĩ thuật này?

Có thể phân loại trĩ thành 2 loại trĩ nội và ngoại.

1.3. Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây nên trĩ

Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến bao gồm:

– Ngồi nhiều, ít vận động.

– Gia tăng áp lực ổ bụng ở những người thường xuyên vận động nặng.

– Uống ít nước và lạm dụng bia rượu.

– Thường xuyên ăn đồ cay nóng, không bổ sung chất xơ đầy đủ.

– Béo phì.

– Phụ nữ mang thai.

– Thường xuyên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

– Tiêu chảy, táo bón mãn tính.

– Đi vệ sinh lâu, rặn nhiều.

– U vùng tiểu khung.

2. Tìm hiểu về nội soi trĩ

2.1. Định nghĩa

Nội soi là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, sử dụng những thiết bị chuyên dụng để quan sát hình ảnh bên trong cơ thể. Hiện nay, nội soi trĩ là một thủ thuật được áp dụng phổ biến để đánh giá mức độ và tình trạng búi trĩ. Nhờ kĩ thuật này, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện các búi trĩ từ giai đoạn sớm.

Nội soi bệnh trĩ bản chất là nội soi trực tràng nhưng chỉ thực hiện ở phần hậu môn và trực tràng ngoài. Khi tiến hành nội soi, bác sĩ chỉ cần sử dụng ống soi dài khoảng 1cm đã có thể quan sát những vùng thường xuất hiện trĩ.

2.2. Khi nào bạn cần thực hiện nội soi trĩ?

Bạn cần thực hiện thăm khám ngay khi gặp phải những triệu chứng sau:

– Sa búi trĩ nhìn thấy bằng mắt thường.

– Đại tiện chảy máu. Bạn có thể chỉ thấy máu khi dùng giấy vệ sinh thấm hoặc máu có thể nhỏ giọt, bắn thành tia. Càng rặn máu càng chảy nhiều.

– Thường xuyên ngứa, khó chịu, đau rát hậu môn.

2.3. Quy trình nội soi trĩ diễn ra như nào?

Trước khi thực hiện

Bác sĩ sẽ giải thích rõ với bạn về kĩ thuật nội soi, những điểm cần lưu ý cũng như các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ trò chuyện để giải tỏa tâm lý căng thẳng, giúp bạn thoải mái hơn.

Bạn sẽ được vệ sinh hậu môn và trực tràng bằng thuốc nhằm loại bỏ chất thải, giúp hình ảnh nội soi được rõ ràng nhất và đảm bảo vệ sinh trong quá trình thăm khám.

Tư thế nội soi có thể chia thành 2 loại:

– Đối với nữ: Nằm nghiêng sang trái, lưng cong về phía trước, chân đan xen vào nhau, đầu hơi gập và quay lưng về bác sĩ. Tư thế này giúp bệnh nhân đỡ ngại ngùng và bác sĩ có thể kiểm tra dễ dàng.

– Đối với nam: Nằm ngửa, hai tay ôm đầu gối, sử dụng khăn để che bộ phận riêng tư. Bác sĩ có thể dùng tay để kiểm tra hậu môn, chẩn đoán tình trạng, mức độ bệnh và khả năng nứt hậu môn.

Trong khi thực hiện

Bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác kiểm tra bên ngoài cơ vòng và trên đường lược. Sau dó, dụng cụ nội soi sẽ được kiểm tra và bôi trơn để sẵn sàng đưa ống soi qua hậu môn. Hình ảnh hiện qua màn hình sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí búi trĩ, quan sát và đánh giá tình trạng bệnh. Khi phát hiện bất thường, bác sĩ có thể đồng thời thực hiện sinh thiết.

Sau khi thực hiện

Dựa vào hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh và trao đổi với bạn về những phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm màu Doppler là gì, có nguy hiểm cho thai nhi không?

Nội soi trĩ là gì? Khi nào cần thực hiện kĩ thuật này?

Trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ giải thích kĩ càng cho bạn về bệnh lý cũng như kĩ thuật nội soi trĩ.

2.4 Những điểm cần lưu ý

Tương tự như những kĩ thuật y học khác, nội soi bệnh trĩ cần có những lưu ý khi thực hiện để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn cho người bệnh.

– Phương pháp này được chỉ định cho những đối tượng đi ngoài ra máu, đau, ngứa hoặc có dị vật ở hậu môn, búi trĩ thò ra ngoài.

– Không khuyến cáo nội soi trĩ cho những đối tượng cao huyết áp, mắc bệnh động mạch vành hoặc có hậu môn, đường ruột hẹp và dị dạng, thần kinh yếu, người lớn tuổi có cơ thể suy nhược và phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.

– Trước khi thực hiện nội soi khoảng 1 ngày, bạn cần ăn những đồ lỏng và dễ tiêu hóa.

– Trong quá trình nội soi, nếu cảm thấy đau hoặc bất thường bạn cần báo ngay với bác sĩ để dừng nội soi và kiểm tra, hạn chế tối đa rủi ro.

– Sau khi nội soi, bạn có thể thấy hơi khó chịu hoặc rát hậu môn. Những triệu chứng này là bình thường và sẽ sớm hết. Trong trường hợp đau rát kéo dài hoặc chảy máu nhiều, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.

Có thể thấy, nội soi trĩ là một kĩ thuật hỗ trợ rất nhiều trong phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh ở những người bị trĩ. Nếu có nhu cầu thực hiện nội soi, bạn hãy lưu ý lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín để có kết quả chính xác nhất.

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là một trong những đơn vị y tế uy tín mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện nội soi trĩ. Khi lựa chọn dịch vụ y tế tại Thu Cúc TCI, bạn sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành dày dặn kinh nghiệm và trải nghiệm không gian rộng rãi, quy trình thăm khám khép kín cùng đội ngũ điều dưỡng quan tâm, săn sóc. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI đầu tư quy mô về trang thiết bị công nghệ hiện đại hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, không bỏ sót dấu hiệu bất thường nào.

Nội soi trĩ là gì? Khi nào cần thực hiện kĩ thuật này?

>>>>>Xem thêm: Siêu âm ổ bụng tổng quát trong khám sức khỏe có vai trò gì?

Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ được đông đảo người dân tin tưởng lựa chọn thực hiện thăm khám.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã được giải đáp những thắc mắc về nội soi trĩ cũng như bỏ túi được một địa chỉ y tế uy tín cho bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *