Bị đau đầu âm ỉ khám những gì? Khám khoa nào?

Nhiều người bị cơn đau đầu âm ỉ làm phiền, muốn đi khám đau đầu nhưng không biết bị đau đầu âm ỉ khám những gì? Nên khám khoa nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Bạn đang đọc: Bị đau đầu âm ỉ khám những gì? Khám khoa nào?

1. Đau đầu âm ỉ là như thế nào?

Cơn đau (nhức) đầu có thể đau nửa đầu (trên đỉnh, phía sau, một bên đầu) hoặc đau lan tỏa khắp đầu. Cơn đau tuy không dữ dội, đột ngột nhưng âm ỉ, kéo dài thường không đáp ứng với thuốc giảm đau.

Cơn đau có thể có dấu hiệu báo trước hoặc không. Đau có thể kèm theo hoa mắt, chóng mặt, suy giảm thị lực.

2. Bị đau đầu âm ỉ khám những gì? Khám khoa nào?

Nếu thắc mắc đau đầu âm ỉ cần khám những gì, trước tiên bạn cần biết: đau đầu có thể do nguyên nhân trong não, nguyên nhân ngoài não (các bệnh lý bên trong não và các bệnh lý ngoài não). Tuy nhiên theo thống kê, có gần 90% người bị đau đầu là do các bệnh lý về thần kinh – não bộ gây ra. Do đó, nếu có biểu hiện đau đầu âm ỉ, bạn nên đi thăm khám tại chuyên khoa thần kinh.

2.1 Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh

Khi khám đau đầu với bác sĩ đúng chuyên khoa, ngoài khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý, các bác sĩ đúng chuyên môn sẽ thăm khám, kiểm tra bằng các bài tập đánh giá hệ thần kinh của bạn, để từ đó đưa ra chẩn đoán ban đầu và có chỉ định cần thiết.

Khám đau đầu với bác sĩ đúng chuyên khoa cũng sẽ giúp bạn mau chóng xác định được nguyên nhân, có phác đồ điều trị hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức.

2.2 Chỉ định cận lâm sàng khi khám đau đầu âm ỉ

Bị đau đầu âm ỉ khám những gì? Khám khoa nào?

Chụp cộng hưởng từ MRI não, mạch máu não giúp phát hiện nguyên nhân bị đau đầu âm ỉ.

Sau khi khám lâm sàng xong, tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cận lâm sàng (chụp chiếu, xét nghiệm) phù hợp.

Chẳng hạn: Có người bị đau đẩu âm ỉ, căn cứ vào tình trạng, tiền sử bệnh bác sĩ có thể nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là do thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não, u não, dị dạng mạch não,…thường sẽ chỉ định một hoặc một số xét nghiệm, chụp chiếu như sau:

– Xét nghiệm máu

– Điện não đồ

– Ghi lưu huyết não

– Chụp cộng hưởng từ sọ não, mạch máu não

– Chụp cắt lớp vi tính sọ não, mạch máu não

– Chụp cộng hưởng từ/chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ nhằm chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,…

3. Đau đầu âm ỉ có nguy hiểm không?

Đau đầu âm ỉ là biểu hiện của rất nhiều vấn đề, trong đó có có thể tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp can thiệp hiệu quả, cơn đau đầu âm ỉ sẽ kéo dài “dai dẳng” khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả.

Sau đây là một số nguyên nhân gây đau đầu âm ỉ kéo dài, còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm hay biến chứng của bệnh có thể khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Phòng và điều trị đau thần kinh tọa như thế nào?

Bị đau đầu âm ỉ khám những gì? Khám khoa nào?

Đau đầu âm ỉ là biểu hiện của rất nhiều vấn đề, trong đó có có thể tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm.

3.1 Đau đầu âm ỉ do tác động bên ngoài

– Làm việc quá sức, áp lực công việc khiến bạn căng thẳng, thường xuyên phải thức khuya, ngủ không đủ giấc

– Môi trường làm việc chật chội, ngột ngạt, quá nóng hoặc quá lạnh

– Ăn uống không khoa học, thường xuyên bỏ bữa có thể dẫn tới tụt huyết áp, thiếu máu lên não, suy nhược cơ thể

– Làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn, âm thanh quá to gây chói tai cũng dễ gây đau đầu

3.2 Đau đầu âm ỉ do nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, u não, xuất huyết não (đột quỵ), chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não,… có thể gây các cơn đau đầu âm ỉ không rõ nguyên nhân và thường không đáp ứng với thuốc giảm đau (uống hết thuốc lại đau).

Thực chất cơn đau do bệnh lý thường được hình thành dựa trên 3 cơ chế sau:

– Hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động dẫn truyền trong cơ thể. Khi hệ thần kinh bị ảnh hưởng do nguyên nhân bệnh lý hoặc cơ học khiến các xung điện bị rò rỉ, các tín hiệu dẫn truyền sai lệch, làm xuất hiện các cơn đau đầu âm ỉ.

– Tại da, xương, niêm mạc tồn tại nhiều thụ cảm có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu lên não bộ. Khi bị tổn thương hay chèn ép gây ảnh hưởng đến niêm mạc, mạch máu, cơ, xương,… não bộ lập tức nhận được tín hiệu, cảm nhận cảm giác đau và thông báo cơn đau cho cơ thể.

– Ngoài các mạch máu, thần kinh, thì các bộ phận trên cơ thể đều có độ pH nhất định. Viêm nhiễm làm acid hóa môi trường xung quanh có thể là một trong những tác nhân phát sinh cơn đau.

Bị đau đầu âm ỉ khám những gì? Khám khoa nào?

>>>>>Xem thêm: Cải thiện và điều trị suy giảm trí nhớ bằng cách nào?

U não gây chèn ép các tế bào não và dây thần kinh não khiến bị đau đầu âm ỉ kéo dài, không thường xuyên.

Để biết chính xác bị đau đầu âm ỉ khám những gì, bạn cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra và từ đó có những chỉ định cần thiết trong từng trường hợp (nguyên nhân gây bệnh).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *