Thực quản là bộ phận thực hiện chức năng đưa thức ăn từ miệng qua họng xuống dạ dày. Do vậy nếu ăn uống không khoa học, thực quản dễ bị tổn thương và gặp vấn đề như: trào ngược thực quản, viêm thực quản… Nội soi thực quản là phương pháp chẩn đoán và xác định các bệnh lý về thực quản hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Điều cần biết về các phương pháp nội soi thực quản
1. Nội soi thực quản là gì? Phát hiện được bệnh lý nào?
Nội soi thực quản là phương pháp nội soi bằng ống mềm có gắn camera qua đường miệng hoặc mũi nhằm quan sát và đánh giá các tổn thương tại thực quản. Phương pháp này cung cấp những thông tin tại thực quản một cách chi tiết và ghi lại hình ảnh rõ ràng giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý.
Kỹ thuật này có thể phát hiện được phần lớn các tổn thương bên trong thực quản và có tính chính xác cao. Một số bệnh lý có thể phát hiện bằng phương pháp này có thể kể đến như:
– Trào ngược thực quản: Một trong những bệnh rối loạn thực quản phổ biến nhất. Đây là tình trạng bị viêm, tổn thương do ảnh hưởng từ acid dạ dày trào ngược lên. Có thể gây ra các triệu chứng như ơ hơi, ợ chua, khó nuốt…
– Viêm loét thực quản: Tình trạng lớp niêm mạc thực quản xuất hiện các vết viêm loét.
– Chảy máu thực quản.
– Polyp thực quản: Khối tế bào tăng sinh có hình dạng giống khối u trên lớp niêm mạc thực quản.
– Co thắt thực quản: Hiện tượng cơ trơn của thực quản co giãn không hiệu quả dẫn tới thức ăn xuống dạ dày bị cản trở.
– Bệnh Celiac: Chứng bệnh làm tổn thương bề mặt ruột khiến cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng
– Hẹp thực quản.
– Thoát vị khe hoành.
– Ung thư thực quản.
Phương pháp nội soi bằng ống mềm có gắn camera qua đường miệng hoặc mũi nhằm quan sát và đánh giá các tổn thương tại thực quản
2. Các loại nội soi thực quản phổ biến
Có thể thấy, đa số mọi người đều có nỗi sợ đối với phương pháp nội soi tiêu hóa. Tâm lý này xuất phát khi người thực hiện cảm thấy buồn nôn hoặc khó chịu khi thực hiện phương pháp truyền thống. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương pháp nội soi không đau đã khiến việc này trở nên nhẹ nhàng hơn.
Các phương pháp nội soi được sử dụng phổ biến hiện nay:
2.1. Nội soi bằng phương pháp truyền thống
Ống nội soi được đưa vào thực quản qua đường miệng. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi người bệnh hoàn toàn tỉnh táo nên có thể gây cảm giác buồn nôn và khó chịu.
2.2. Nội soi thực quản qua đường mũi gây tê
Đây là một phương pháp nội soi ít xâm lấn nhất. Trước khi nội soi người bệnh sẽ được thực hiện xịt gây tê mũi để giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào thực quản qua đường mũi.
Phương pháp này có một điểm hạn chế là sẽ không thực hiện cho người có bệnh lý tại vùng mũi hoặc khe mũi bị hẹp.
2.3. Nội soi thực quản bằng ống mềm gây mê
Trước khi thực hiện nội soi người bệnh sẽ được tiêm lượng thuốc an thần nhỏ phù hợp với chỉ số của cơ thể. Người bệnh sẽ ở trạng thái ngủ trong khoảng 15 -20 phút, sau khi tỉnh lại sẽ không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Quá trình nội soi bằng cách gây mê này được thực hiện dễ dàng mà không gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu trong quá trình nội soi có phát hiện các vấn đề sẽ can thiệp thực hiện các thủ thuật như lấy dị vật, cắt polyp, cầm máu, nong hẹp hoặc thắt tĩnh mạch thực quản nhanh chóng và an toàn.
Tuy nhiên đối với kỹ thuật này yêu cầu cao về trình độ của đội ngũ kỹ thuật và máy móc thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Chụp X quang cột sống cổ: nên hay không?
Quá trình nội soi bằng cách gây mê này được thực hiện dễ dàng mà không gây cảm giác khó chịu cho người bệnh
3. Quy trình tiến hành nội soi
Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được kiểm tra tổng quát sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện nội soi. Để đảm bảo nội soi được hiệu quả, người bệnh nên lưu ý:
– Không ăn hoặc uống trong vòng 6-8 tiếng trước khi thực hiện nội soi để quan sát tình trạng tại thực quản dễ dàng.
– Không sử dụng các loại thuốc hay chất làm loãng máu để giảm thiểu khả năng chảy máu trong quá trình nội soi nếu có can thiệp điều trị.
– Cung cấp trước với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng.
Quá trình thực hiện nội soi thường sẽ gồm các bước dưới đây:
– Gây tê hoặc gây mê bằng ống truyền tĩnh mạch cho người bệnh (tùy vào phương pháp nội soi người bệnh thực hiện).
– Đưa ống nội soi để tiến hành quan sát và chẩn đoán tình trạng của thực quản qua hình ảnh thu được từ đầu ống nội soi được hiển thị trên màn hình. Bác sĩ có thể bơm lượng nhỏ không khí vào trong thực quản để quan sát dễ hơn.
– Sử dụng thiết bị chuyên dụng để lấy mẫu mô, loại bỏ khối u bất thường hoặc dị vật trong thực quản ra khỏi cơ thể.
Sau khi thực hiện nội soi người bệnh sẽ ở lại viện từ 30-60 phút để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và sự hoạt động của các cơ quan.
Cơ thể người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu do ảnh hưởng của thuốc mê. Hoặc một số tác dụng phụ khác của thuốc mê như: Buồn ngủ, đau bụng hoặc đầy hơi trong vài giờ đầu. Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm nên không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu có những triệu chứng bất thường như các cơn đau hoặc cảm giác khó chịu tăng dần, nôn mửa hoặc đại tiểu tiện có lẫn máu, khó thở hoặc sốt cao cần thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Chụp MRI giúp chẩn đoán hình ảnh u tuyến yên
Sau khi thực hiện nội soi người bệnh nên ở lại viện để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe
Phương pháp nội soi thực quản đã không còn xa lạ bởi đây là kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại, có độ chính xác cao. Nhưng bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn khi nội soi.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI hiện đang là cơ sở thăm khám uy tín, được người dân tin tưởng và lựa chọn. Tại đây sở hữu đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi, trình độ chuyên môn cao giúp có phác đồ hiệu quả phù hợp với người bệnh nhất. Cùng với đó là sự đầu tư về hệ thống thiết bị máy móc công nghệ cao giúp quá trình thực hiện nhanh gọn, hỗ trợ tối đa trong việc chẩn đoán và đảm bảo độ chính xác của kết quả.
Mong rằng qua những thông tin trên bạn có thể có cái nhìn rõ hơn về các phương pháp nội soi và chủ động thực hiện để bảo vệ sức khỏe của mình!