Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tập yoga được không?

Khi mắc chứng rối loạn tiền đình, cơ thể thường có dấu hiệu chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi lại không vững…Việc điều trị rối loạn tiền đình không chỉ dựa vào chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ mà việc tập luyện cũng là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng. Vậy người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên tập môn thể thao nào? Rối loạn tiền đình có tập yoga được không? Cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tập yoga được không?

1. Rối loạn tiền đình có tập yoga được không, vì sao?

Cảm giác thăng bằng của cơ thể là một sự tương tác phức tạp giữa tai trong, thị giác và hệ thống thính giác (các tín hiệu vật lý cho não biết cơ thể đang ở đâu trong không gian). Những người bị rối loạn tiền đình thường hay gặp các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng, mất phương hướng và phối hợp cử động kém.

Theo các chuyên gia, những động tác yoga có thể giúp bệnh nhân rối loạn tiền đình lấy lại sự cân bằng, tập trung, vận động và phối hợp của cơ thể. Các động tác yoga thường chú trọng đến nhịp thở. Nhờ đó không khí sẽ được đưa sâu vào phổi, làm cho lượng oxy lên não và các cơ quan khác lưu thông dễ dàng hơn. Đồng nghĩa với việc người bệnh nhanh chóng khắc phục được các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững…do rối loạn tiền đình gây nên.

Yoga cũng có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình như:

– Cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi đi, đứng

– Cải thiện sự tập trung của trí não

– Giữ bình tĩnh, hơi thở nhịp nhàng

– Tăng cường cơ bắp và khả năng chịu đựng của các cơ

– Tăng khả năng phối hợp các bộ phận khi di chuyển

2. Những động tác yoga tốt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

Các tư thế yoga được chọn cho người bệnh rối loạn tiền đình chủ yếu là những động tác nhằm kích hoạt hệ thống thần kinh và các trung tâm cân bằng ở tai trong. Chúng cũng có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh giao cảm và giúp cải thiện lưu thông máu đến phần đầu và các bộ phận khác của cơ thể.

2.1. Rối loạn tiền đình có tập yoga được không? Có nên tập gập người về phía trước

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tập yoga được không?

Trên thực tế, có nhiều người bệnh đã chữa khỏi bệnh rối loạn tiền đình nhờ kiên trì uống thuốc kết hợp luyện tập Yoga. Vì vậy rối loạn tiền đình có tập yoga được không câu trả lời là có.

Đây là động tác duỗi chân và gập người về phía trước. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cúi xuống, có thể sử dụng một chiếc hộp để hỗ trợ giữ cân bằng như trong hình.

– Đầu tiên bạn để hai bàn chân song song, cúi gập người xuống. Động tác này hữu ích cho những người tập yoga chữa rối loạn tiền đình, giúp làm người bệnh bớt chóng mặt.

– Sau đó, bắt chéo chân này ra sau chân kia ở mắt cá chân, bạn sẽ cảm thấy các cơ chân của mình được ăng ra. Nếu bạn có vấn đề về đầu gối, đây là một động tác tuyệt vời để hỗ trợ điều trị

– Nếu bạn có thể giữ cơ thể thăng bằng trong thời gian dài, bạn hãy thử bắt chéo chân qua đầu gối đối diện, đồng thời gập bằng hông.

Những lợi ích của động tác này:

– Tăng cường và kéo căng mắt cá chân và bắp chân

– Kéo căng đùi, hông, vai và lưng trên

– Cải thiện sự tập trung

– Cải thiện cảm giác cân bằng

2.2. Rối loạn tiền đình nên tập quỳ gối và duỗi cơ gập hông

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tập yoga được không?

Thời gian tập luyện yoga hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất là tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Động tác này giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn, rất phù hợp với những người bệnh hay bị loạng choạng khi chứng rối loạn tiền đình tái phát.

– Bạn bắt đầu bài tập bằng cách quỳ trên mặt đất và đặt một chiếc hộp hỗ trợ ở hai bên. Sau đó mở rộng một chân lên phía trước mặt tạo thành góc 90 độ.

– Hai chân nên khép lại như hình để lực dồn xuống chân quỳ gối.

– Khi cơ thể đã cân bằng, hãy vươn hai tay theo hướng ngược nhau, duỗi thẳng hết mức có thể.

Những lợi ích của tư thế yoga này:

– Làm dịu não bộ, giúp giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ

– Kéo căng vai, gân kheo, bắp chân

– Tăng cường sức mạnh cho cánh tay và chân

– Giúp ngăn ngừa loãng xương

2.3. Rối loạn tiền đình có tập yoga được không? Động tác lướt sóng có hiệu quả với bệnh này?

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tập yoga được không?

>>>>>Xem thêm: Mất ngủ tuổi 60: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị 

Người bệnh có thêm bệnh lý nền như huyết áp, xương khớp, tim mạch khi thực hiện động tác yoga cần có sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ hoặc huấn luyện viên.

Đối với những người bị rối loạn tiền đình hoặc giữ thăng bằng kém, động tác lướt sóng sẽ phù hợp và an toàn hơn. Nếu cơ thể gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, bạn hãy sử dụng các hộp hỗ trợ đặt ở hai bên để dùng khi cần giữ vững cơ thể.

– Mở rộng chân trái của bạn sang một bên, giữ cho hông và bàn chân mở ra phía trước.

– Chân trái quỳ dưới mặt đất, còn chân phải tiến về phía trước và tạo với mặt đất một góc 90 độ.

– Hai tay sải cánh rộng cao bằng vai, mặt đánh về phía trước theo chân phải.

– Giữ vị trí này đến khi cơ thể cảm thấy cân bằng.

Những lợi ích của tư thế yoga này:

– Tăng cường sức mạnh cho cánh tay, bụng và chân

– Kéo dài và tăng cường sức mạnh của cổ tay

– Kéo dài phần sau của chân (trong phiên bản đầy đủ được mô tả bên dưới)

– Cải thiện cảm giác cân bằng

4. Những lưu ý quan trọng khi tập yoga đối với người bị rối loạn tiền đình

– Để đạt được hiệu quả tích cực, người bệnh cần kiên trì thực hiện bài tập thường xuyên. Khi mới luyện tập nên chọn những động tác chậm rãi, cẩn thận và không quá khó.

– Thời gian tập luyện yoga hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất là tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Trước và sau khi tập nên thực hiện động tác khởi động và thư giãn nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập.

– Khi luyện tập, hãy thực hiện động tác trên tấm thảm tập, chiếu, mặt phẳng không quá cứng. Không nên tập yoga trên nền đất, xi măng, sàn gạch vì có thể gây nguy hiểm khi thực hiện động tác cân bằng.

– Người bệnh có thêm bệnh lý nền như huyết áp, xương khớp, tim mạch khi thực hiện động tác yoga cần có sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ hoặc huấn luyện viên.

– Người bệnh không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.

5. Các biện pháp tập luyện khác

Ngoài yoga, người bệnh rối loạn tiền đình có thể thực hiện thêm động tác thiền nhằm xoa dịu tâm trí và giảm lo lắng. Vì căng thẳng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở tiền đình, cho nên giảm căng thẳng cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên hạn chế chuyển động đầu đột ngột và giật mạnh vùng đầu cổ. Cố gắng tránh bị viêm tai giữa và đi khám thính lực thường xuyên để phát hiện các bệnh lý có thể xảy ra ở tai trong. Đồng thời kiểm tra thị lực của bạn vì chứng chóng mặt có thể dẫn đến hậu quả làm thị lực kém.

Những thông tin trong bài viết hi vọng đã giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc rối loạn tiền đình có tập yoga được không. Trên thực tế, có nhiều người bệnh rối loạn tiền đình đã cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt khi chăm chỉ tập các bài tập yoga. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ và chỉ đem lại hiệu quả nếu tập luyện đúng cách kết hợp với kiên trì điều trị theo phác đồ. Vì thế, khi bị rối lọan tiền đình, hãy chủ động thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn bài tập phù hợp nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *