Chẩn đoán thiếu máu não gồm những phương pháp gì? Quy trình thực hiện những chẩn đoán này diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Bạn đang đọc: Các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não phổ biến và hiệu quả
1. Tổng quan về bệnh thiếu máu não
Như chúng ta đã biết, não đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Và bệnh thiếu máu não xuất hiện khi lượng máu không đủ để cung cấp và nuôi dưỡng tế bào não, khiến cho lượng oxy và chất dinh dưỡng bị giảm sút. Còn khi máu quá nhiều lại làm tăng áp lực nội sọ. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới tế bào thần kinh gây nên tình trạng thiếu máu não và suy giảm chức năng của não.
Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở những nhóm đối tượng mắc phải một số bệnh lý như: huyết áp thấp, thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa động mạch,…Kèm theo một số triệu chứng điển hình như: hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay,… Thế nhưng rất nhiều người vẫn rất chủ quan trước căn bệnh này, chỉ khi những triệu chứng nặng hơn mới bắt đầu tới các cơ sở y tế để thăm khám.
Thông thường, những đối tượng mắc phải căn bệnh này thường khá chủ quan do họ không biết rằng thiếu máu não cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ và tử vong hiện nay.
Do vậy, việc phát hiện sớm và điều trị căn bệnh này ngay từ những ngày đầu là điều rất cần thiết và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất cũng như việc chẩn đoán chính xác nhất, trước hết mỗi người bệnh khi tới thăm khám sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất cho người bệnh thiếu máu não.
2. Một số phương pháp chẩn đoán thiếu máu não phổ biến
2.1. Chụp CT scan sọ não – một trong những phương pháp chẩn đoán thiếu máu não không thể bỏ qua
Đây là một phương pháp chụp CT scan sọ não hay chụp cắt lớp não được sử dụng tia X để chụp đầu và mặt. Đây là phương pháp thường được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh lý với triệu chứng đau đầu điển hình.
2.2. Siêu âm Doppler xuyên sọ – kỹ thuật chẩn đoán thiếu máu não quan trọng
Đây là phương pháp siêu âm rất phổ biến hiện nay. Được sử dụng sóng âm thanh với tần số cao để đo lưu lượng và xác định hướng đi của dòng máu chảy trong mạch máu. Vi thế, các bác sĩ sẽ đánh giá được những vấn đề bất thường trong não như: Các yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu não, thoái hóa, tắc nghẽn động mạch…
Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, bác sĩ sử dụng một đầu dò để di chuyển xung quanh các vị trí khác nhau của hộp sọ. Khi các sóng siêu âm đi qua các tế bào hồng cầu đồng thời sẽ đo được tốc độ của dòng máu. Đặc biệt hơn nữa phương pháp này bác sĩ có thể thực hiện ngay tại giường bệnh một cách dễ dàng và người bệnh vẫn giữ được tinh thần tỉnh táo.
2.3. Chụp cộng hưởng từ mạch máu não
Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRI não) là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay và rất an toàn cho người bệnh do không sử dụng tia X. Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên sẽ sử dụng một loại máy quét chuyên dụng để chụp lại những hình ảnh của mạch máu. Sau đó những hình ảnh này sẽ được tái tạo trên không gian ba chiều bằng phần mềm máy tính.
Tìm hiểu thêm: Coi chừng các biến chứng mất ngủ mạn tính
Từ đó dựa trên những hình ảnh này bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác những vấn đề người bệnh gặp phải như hẹp mạch máu trong hoặc ngoài sọ, phình động mạch, đột quỵ,…
Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
– Trước khi chụp, người được chụp MRI cần bỏ hết các thiết bị kim loại, điện tử trên cơ thể, trong đó có các loại máy hỗ trợ như: máy chống rung, máy điều hòa nhịp tim, máy cấy ghép ốc tai,…Do đó, nếu bệnh nhân buộc phải đeo các máy này liên tục sẽ được bác sĩ tư vấn trước để biết có nên chụp hay không.
– Các bệnh nhân mắc các bệnh lý nặng cần có thiết bị hỗ trợ hồi sức bên cạnh.
Vì vậy, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để biết rõ các yêu cầu của kỹ thuật trước khi thực hiện chụp.
2.4. Đo lưu huyết não
Có thể nói đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm, an toàn và không hề gây hại cho người bệnh. Phương pháp này có thể sử dụng ở rất nhiều đối tượng ngay cả những người mắc các bệnh lý nặng. Đồng thời khi đo lưu huyết não có thể thực hiện kèm nhiều liệu pháp sinh lý.
Một hạn chế của phương pháp này đó là không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả chính xác về tình trạng lưu lượng tuần hoàn máu não bộ. Việc ghi đôi khi vẫn xảy ra tình trạng sai số.
Tuy nhiên, phương pháp đo lưu huyết não có vai trò quan trọng khi được thực hiện với mục đích xác định huyết động. Huyết động chính là thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não, thể hiện tốc độ và cường độ của dòng máu lên não. Theo đó, các bác sĩ sẽ dựa vào đường ghi của lưu huyết não để đánh giá huyết động trong não và xác định các tình trạng thay đổi chức năng tuần hoàn não.
2.5. Chụp mạch số hóa xóa nền DSA
Trong các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não, kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền DSA cũng là một trong những phương pháp thường được sử dụng. Đây là kỹ thuật sử dụng hệ thống tia X để chụp hình mạch máu với mục đích nghiên cứu các mạch máu để xác định các vị trí tổn thương và bệnh lý mạch máu trước khi tiến hành điều trị.
>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan với cơn tai biến mạch máu não thoáng qua
Đây là một phương pháp được ứng dụng để phát hiện rất nhiều căn bệnh như:
– Phát hiện sớm một số bất thường của các mạch máu não, thăm dò và chữa trị điện sinh lý, u não, ung thư gan,…
– Dễ dàng đánh giá được những dị thường của động mạch thận, động mạch chi, động mạch chủ, các động mạch ngoại biên,…
Kỹ thuật này giúp sớm phát hiện những vấn đề bất thường của dòng máu gây ảnh hưởng tới các tế bào não. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ trong quá trình thực hiện.
Trên đây là những phương pháp chẩn đoán thiếu máu não thường được sử dụng hiện nay. Nắm rõ thông tin về các phương pháp này sẽ giúp người bệnh chủ động và dễ dàng hơn trong quá trình thăm khám của mình.