Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính CT được đánh giá hỗ trợ rất đắc lực trong tầm soát sức khỏe hiện nay. Không chỉ giúp sàng lọc nhiều bệnh lý mà còn tối ưu sàng lọc ung thư so với các phương pháp khác. Bài viết này sẽ so sánh chụp mri và ct để bạn biết được điểm khác nhau cũng như thông tin bổ ích khác về 2 phương pháp này nhé.
Bạn đang đọc: So sánh chụp MRI và CT khác nhau chỗ nào?
1. Mục đích của chụp MRI và chụp CT trong tầm soát sức khỏe
1.1. Mục đích của chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ thu lại hình ảnh về mô hoặc cơ quan được khảo sát nhờ sử dụng từ trường và sóng vô tuyến. Hình ảnh chụp sẽ cho thấy các tổn thương tại khu vực khảo sát mà các phương pháp khác khó nhìn thấy. Điều này hỗ trợ rất lớn trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh về sau.
Chụp cộng hưởng từ được chỉ định trong việc phát hiện các bệnh lý sau:
– Các bệnh lý về não. Bao gồm: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u dây thần kinh sọ não,..
– Các bệnh tim mạch
– Bệnh lý gan, mật, tụy…
– Bệnh xương khớp phổ biến như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống cổ…
– Tổn thương tại dây chằng hoặc tủy sống
– Chẩn đoán sớm tổn thương ở ngực (Tuyến vú)
Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ mri được đánh giá cao trong tầm soát ung thư. Với các ưu điểm sau, chụp mri giúp bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư:
– Không sử dụng tia X nên đảm bảo về độ an toàn cao. Phụ nữ mang thai và thai nhi hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi thực hiện.
– Phim chụp có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu rõ nét giúp pháp hiện chính xác các tổn thương nhỏ bên trong cơ thể.
– Kết quả chụp giúp định hướng là u lành tính hay ác tính.
Một số dạng ung thư được chỉ định chụp mri để tầm soát, đánh giá gồm:
– Ung thư vú
– Ung thư buồng trứng
– Ung thư cổ tử cung
– Ung thư đại trực tràng
– Ung thư tiền liệt tuyến
Chụp MRI là kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến bậc nhất hiện nay
1.2. Mục đích của chụp CT
Chụp cắt lớp vi tính (hay còn gọi là chụp CT) sử dụng nhiều tia X quét lên 1 hoặc nhiều bộ phận, khu vực cơ thể. Hình ảnh thu được là hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều chi tiết của khu vực cần khảo sát. Các trường hợp được chỉ định chụp CT là:
– Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp
– Xem xét có cục máu đông hay không hoặc nhiễm trùng.
– Tầm soát ung thư từ rất sớm, các tổn thương tiền ung thư
– Hỗ trợ trong phẫu thuật, sinh thiết
– Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi bệnh tim mạch
– Phát hiện các tổn thương cũng như tình trạng chảy máu trong.
– Phát hiện các nội tổn thương không dễ nhận biết.
2. So sánh chụp MRI và CT: Giống và khác nhau
2.1. Giống nhau
Trước khi so sánh chụp MRI và CT khác nhau ở điểm nào thì trước tiên ta sẽ tìm hiểu 2 phương pháp này có điểm gì giống nhau không. Chụp MRI và chụp CT đều là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất hiện nay, có độ chính xác cao và tối ưu trong sàng lọc bệnh lý, ung thư.
Quy trình thực hiện của 2 phương pháp này dễ dàng, không phức tạp. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên phòng máy để kết quả chụp chính xác nhất.
Ngoài ra, khi thực hiện ở cả 2 phương pháp này thì người bệnh cần tháo bỏ mọi phụ kiện, đồ dùng làm bằng kim loại ra khỏi cơ thể. Điều này giúp quy trình chụp thêm an toàn và đảm bảo độc chính xác trong khi khảo sát.
Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ khớp gối khi nào? Những điều cần biết
Chụp cắt lớp vi tính CT
2.2. Khác nhau
Những điểm khác nhau giữa phương pháp chụp MRI và phương pháp chụp CT bao gồm:
– Về thời gian thực hiện thì chụp cắt lớp vi tính CT có thời gian chụp ngắn hơn MRI.
– Về ứng dụng trong cấp cứu thường là chụp CT, đặc biệt là các chấn thương ở sọ não và ổ bụng. Còn với chụp MRI chỉ nhằm kiểm tra xem có bất thường trong não hay không.
– Về chỉ định thì chụp CT phù hợp trong các trường hợp va đập, chấn thương hay dùng để đánh giá hộp sọ, vật kim loại, vôi hóa,… Còn chụp MRI được chỉ định ở các trường hợp bị đau đầu kéo dài, nghi ngờ có khối u, bất thường, dị dạng trong mạch máu não, thoái hóa chất trắng, co giật, động kinh…
– Về khả năng đánh giá những khu vực bị che khuất bởi xương thì chụp MRI có cho phép khảo sát những khu vực mà chụp CT không thể thấy được.
– Về khả năng phơi nhiễm bức xạ thì chụp MRI có độ an toàn cao cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bởi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI là sử dụng từ trường và sóng radio.
– Về chi phí thực hiện thì phương pháp chụp CT có chi phí thấp hơn so với chụp MRI. Vấn đề này cũng là một điều được rất nhiều người quan tâm khi so sánh chụp MRI và CT.
3. Những điều cần lưu ý khi thực hiện
Một vài điều lưu ý chung khi thực hiện 2 phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính CT đó là:
– Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, các loại thuốc đang dùng,….
– Nếu có thắc mắc thì bạn nên hỏi ngay với bác sĩ.
– Không đem hoặc đeo các phụ kiện, đồ dùng trên người làm bằng kim loại vào phòng chụp như: đồng hồ, dây chuyền, nhẫn, thắt lưng,…
– Giữ tư thế cố định và làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên phòng máy. Tinh thần nên thoải mái, thả lỏng.
– Không mang bất kỳ đồ dùng, phụ kiện bằng kim loại trên người khi vào phòng chụp.
>>>>>Xem thêm: Chụp cắt lớp là gì, quy trình thực hiện như thế nào?
Không mang bất kỳ đồ dùng, phụ kiện bằng kim loại trên người khi vào phòng chụp
Có thể thấy, chụp MRI và chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ đắc lực trong tầm soát sức khỏe hiện nay. Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, bạn cần lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín và được đánh giá cao.
Tại Hà Nội, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị y tế uy tín có thể tham khảo. Thu Cúc TCI rất chú trọng đầu tư vào máy móc y tế hiện đại, công nghệ cao giúp tối ưu kết quả chính xác, đem lại trải nghiệm hài lòng tới mọi khách hàng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về việc so sánh chụp MRI và CT cũng như bỏ túi địa chỉ uy tín cho mình rồi nhé.