Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, giới tính, không chỉ gây trở ngại cho các hoạt động về thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần của người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào? Phải làm sao để phòng ngừa? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bạn đang đọc: Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?

1. Rối loạn giấc ngủ triệu chứng thường biểu hiện như thế nào?

1.1 Các triệu chứng thường gặp

Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ chỉ tình trạng bất thường về độ dài, cấu trúc và chất lượng giấc ngủ của bạn. Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ rất đa dạng. Tuy nhiên, thông thường các bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ sẽ có các biểu hiện như:

– Khó đi vào giấc ngủ

– Buồn ngủ vào ban ngày

– Cảm giác mệt mỏi, thôi thúc phải có giấc ngủ ngắn trong ngày

– Hay bị thức giấc vào ban đêm

– Ngưng thở hoặc thở khó khi ngủ

– Nói mơ, hoạt động chân tay khi ngủ

– Lịch trình ngủ – thức bị rối loạn

– Dễ bị kích động, cáu giận

– Thiếu tập trung

1.2 Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ có dễ nhầm lẫn không?

Những triệu chứng kể trên cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Do đó, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay tại các chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị từ sớm.

Không những vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ từ sớm nếu như xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

– Triệu chứng rối loạn giấc ngủ kéo dài và trở nên nghiêm trọng

– Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của bạn

– Thở hổn hển, nghẹt thở hoặc ngưng thở khi ngủ

– Bạn ngủ quên vào những thời điểm không thích hợp như khi đang nói chuyện, đang ăn hay thậm chí đang đi bộ.

Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?

Người bệnh dễ bị trầm cảm, cáu gắt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

2. Có các loại rối loạn giấc ngủ nào?

Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, được phân loại dựa trên nguyên nhân gây ra, triệu chứng và khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh cũng như nhiều tiêu chí khác, bao gồm:

– Mất ngủ: Là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc vào ban đêm và khó ngủ lại.

– Ngưng thở khi ngủ: Là sự thay đổi nhịp thở bất thường trong quá trình ngủ. Người bệnh có thể bị ngừng thở hoặc thở thoi thóp trong 10 – 30 giây và lặp lại nhiều lần trong lúc ngủ.

– Hội chứng chân không yên: Là một loại rối loạn chuyển động khi ngủ, hội chứng này gây ra cảm giác khó chịu, bồn chồn, thôi thúc người bệnh phải di chuyển ngay cả khi đang cố vào giấc ngủ

– Chứng ngủ rũ: Đây là tình trạng khiến người bệnh buồn ngủ cực độ vào ban ngày, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi bất cứ thời gian nào mà không hề biết.

– Bệnh mất ngủ giả: Đây là bệnh gây ra các cử động và hành vi bất thường trong khi ngủ, bao gồm mộng du, nói mơ, ác mộng, đái dầm và nhiều tình trạng khác.

Tìm hiểu thêm: Không tập trung hay quên liệu có dẫn tới suy giảm trí nhớ

Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ có thể có nhiều dạng khác nhau tùy vào nguyên nhân gây ra

3. Rối loạn giấc ngủ nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ tùy thuộc vào từng dạng rối loạn, nhưng nhìn chung rối loạn giấc ngủ xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như:

– Stress trong công việc, cuộc sống, suy nghĩ nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ

– Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá rượu bia, cà phê ngủ gần giờ ngủ gây khó ngủ, mất ngủ

– Môi trường ô nhiễm, ồn ào, không gian ngủ không thoải mái cũng là một yếu tố khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xuyên xảy ra

– Thói quen ngủ thiếu khoa học như lạm dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, tập thể dục quá muộn… Cũng là yếu tố gây ra tình trạng khó ngủ.

– Một số loại thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid… Khi sử dụng trong thời gian dài cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ.

– Các bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày, tiểu đường, viêm khớp, viêm phế quản, hen suyễn… Thường gây ra triệu chứng khó chịu, đau đớn dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Các nguyên nhân gây bệnh là một yếu tố quan trọng quyết định rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào cũng như phương pháp cải thiện phù hợp.

4. Những phương pháp cải thiện rối loạn giấc ngủ

Để kiểm soát và điều trị bệnh lý hiệu quả, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên áp dụng một số thay đổi như sau:

4.1  Tạo môi trường ngủ tối ưu

Đảm bảo phòng ngủ luôn tối và yên tĩnh, nếu ánh sáng cản trở giấc ngủ, bạn hãy thử đeo mặt nạ ngủ hoặc dùng rèm chắn ánh sáng

4.2 Suy nghĩ tích cực

Giữ tâm trạng thoải mái trước khi ngủ, tránh những suy nghĩ tiêu cực trước khi ngủ. Bạn có thể lập danh sách những việc cần làm vào chiều tối để tránh phải suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ

4.3 Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh

Thiết lập giờ ngủ và thức đều đặn, kể cả trong ngày nghỉ và lễ. Tập các bài tập thư giãn, thiền định trước khi ngủ.

4.4 Tránh ngủ trưa quá lâu

Bạn có thể chợp vào buổi trưa nhưng không nên ngủ quá 30 phút và không nên ngủ sau 3 giờ chiều.

4.5 Tránh các chất kích thích

Tránh uống cà phê, trà, ca cao… ít nhất 5 tiếng trước khi ngủ. Đồng thời, bạn cũng không nên để bị quá no hay quá đói có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4.6 Tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện khả năng trao đổi chất, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục quá muộn bởi có thể gây khó ngủ.

Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tình trạng mất ngủ cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Người bệnh rối loạn giấc ngủ nên thư giãn, giải tỏa căng thẳng để dễ vào giấc ngủ hơn

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “Rối loạn giấc ngủ triệu chứng như thế nào?” và làm thế nào để cải thiện, phòng ngừa những bất thường trong giấc ngủ. Lưu ý rằng, các kiến thức này chỉ mang tính tham khảo và không có giá trị tuyệt đối. Tốt nhất, bạn nên chủ động thăm khám ngay tại các chuyên khoa thần kinh uy tín khi có các dấu hiệu để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *