Nội soi khớp gối là kĩ thuật hiện đại với những ưu điểm như ít xâm lấn, ít tổn thương các mô. Thông qua một lỗ rạch nhỏ, bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ vào bên trong khớp gối để nhìn rõ toàn bộ cấu trúc bên trong khớp gối, phát hiện các tổn thương và chẩn đoán, điều trị các vấn đề ở khớp.
Bạn đang đọc: Thời điểm nên thực hiện nội soi khớp gối
1. Tìm hiểu về nội soi khớp gối
1.1. Định nghĩa
Nội soi khớp là kĩ thuật cho phép bác sĩ chẩn đoán và điều trị những bệnh liên quan qua việc cung cấp những hình ảnh rõ ràng bên trong khớp. Nhờ đó bác sĩ có thể kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng trong khớp và tìm ra nguyên nhân gây bất thường.
Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên khớp và đưa camera cũng như các dụng cụ phẫu thuật vào trong trường hợp cần điều trị loại bỏ hay phục hồi các mô tổn thương.
Mô phỏng quá trình nội soi khớp.
1.2. Ưu điểm của nội soi khớp gối
So với phẫu thuật mở truyền thống, phương pháp nội soi khớp cho phép bác sĩ thực hiện vết mổ trên phạm vi nhỏ. Điều này có những ưu điểm bao gồm:
– Thời gian phẫu thuật nhanh chóng
– Ít gây đau đớn
– Không chảy máu trong quá trình thực hiện
– Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
– Thời gian phục hồi nhanh
– Có thể xuất hiện trong ngày
1.3. Khi nào cần thực hiện?
Phương pháp trên được chỉ định cho những đối tượng có tổn thương về khớp gối gây đau đớn kéo dài nhưng không tiếp nhận các phương pháp điều trị không phẫu thuật như chườm đá, sử dụng thuốc hoặc tập vật lý trị liệu. Khi đó, nội soi khu vực khớp gối sẽ giúp bác sĩ kiểm tra rõ hơn về tình trạng sụn, xương cũng như các mô mềm bên trong đầu gối bệnh nhân. Cụ thể:
– Chẩn đoán tổn thương: Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể xem xét các vị trí đau hoặc sưng, từ đó chẩn đoán chính xác tổn thương.
– Điều trị dây chằng và xương: Đối với những bệnh nhân có vấn đề ở gân, dây chằng hoặc sụn, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để điều trị và tái tạo. Khi này, màn hình nội soi hỗ trợ bác sĩ kiểm soát quá trình phẫu thuật dễ dàng.
– Loại bỏ mô viêm hoặc tổn thương: Hỗ trợ loại bỏ những phần xương, sụn bị hỏng hoặc mô bị viêm.
Tìm hiểu thêm: Trường hợp nào cần thực hiện siêu âm tim cơ bản?
Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp có tổn thương gây đau đớn kéo dài.
2. Quy trình và lưu ý khi thực hiện nội soi khớp gối
2.1. Quy trình
Chuẩn bị
Trước khi thực hiện nội soi khớp, bệnh nhân cần được đánh giá và kiểm tra sức khỏe tổng quát nhằm đảm bảo không có trở ngại hay rủi ro nào trong quá trình nội soi. Trong trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe hoặc đang sử dụng những loại thuốc có khả năng gây rủi ro trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ tư vấn và hẹn ngày nội soi phù hợp.
Bên cạnh đó, bác sĩ hoặc kĩ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh những thủ tục cần làm cũng như thời điểm ngừng ăn hoặc uống trước khi nội soi.
Thực hiện
Khi bắt đầu nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Việc gây tê có thể là cục bộ hoặc toàn thân, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp.
Để bắt đầu nội soi, bác sĩ sẽ cố định đầu gối của bệnh nhân, rạch đường mổ nhỏ, sử dụng dung dịch vô trùng làm đầy khớp gối và rửa sạch chất nhầy đục. Việc này giúp bác sĩ có thể quan sát cấu trúc đầu gối của bệnh nhân rõ ràng hơn.
Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên dụng vào bên trong khớp gối của người bệnh và tiến hành quan sát tình trạng cấu trúc khớp gối cũng như tổn thương thông qua màn hình. Trong trường hợp bệnh nhân cần điều trị mô, sụn hoặc xương bên trong khớp, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào các đường mổ khác để thực hiện. Sau khi kết thúc, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết mổ.
Theo dõi
Bệnh nhân sẽ được yêu cầu ở lại bệnh viện khoảng 1 tiếng để quan sát và theo dõi sức khỏe.
2.2. Lưu ý khi thực hiện nội soi khớp gối
Nội soi khu vực khớp gối là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn một vài biến chứng bao gồm:
– Tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạch. Cực kì hiếm gặp, chỉ 0.003%.
– Nhiễm khuẩn chủ yếu ở bệnh nhân ghép gân. Tỉ lệ hiếm gặp 0.2-0.48%.
– Máu tụ trong khớp với biểu hiện tràn máu khớp gối, đau nhiều trong khớp. Tỉ lệ hiếm gặp 0.5%.
– Xuất hiện cục sẹo giống như khối u nhỏ, thường sẽ tự khỏi và ít khi cần can thiệp mổ.
– Tràn dịch khớp gối, lỏng khớp.
Nhìn chung, những tác dụng phụ hay biến chứng do nội soi khu vực khớp gối xảy ra với tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng, bệnh nhân nên đặc biệt lưu ý chăm sóc vết mổ đúng cách và cẩn thận để phục hồi nhanh chóng nhất. Một số lưu ý khi theo dõi vết mổ bệnh nhân cần thực hiện là:
– Hạn chế dồn trọng lượng lên chân có vết mổ.
– Kê đầu gối cao hơn tim để giảm sưng, đau.
– Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
– Giữ vệ sinh, luôn băng kín vết mổ.
– Thực hiện vật lý trị liệu phù hợp để đẩy nhanh quá trình hồi phục, cải thiện chức năng khớp gối.
– Tái khám đúng hẹn để được kiểm tra và đánh giá tổn thương.
– Không chơi các môn thể thao hoặc vận động mạnh trong 12 tuần đầu.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý bảo vệ sức khỏe bằng cách thực hiện thăm khám xương khớp định kỳ. Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn cơ sở y tế nào thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là một lựa chọn không thể bỏ qua. Thu Cúc TCI không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi với hơn 30 năm kinh nghiệm, trang thiết bị được sử dụng tại đây đều là những máy móc hiện đại, tiên tiến nhất, hỗ trợ tối đa trong chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám khép kín, an toàn cùng đội ngũ nhân viên y tế thân thiện, tận tâm chăm sóc khách hàng như người nhà. Thu Cúc TCI đảm bảo mọi buổi thăm khám đều sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
>>>>>Xem thêm: Chụp CT phổi là gì: Tổng hợp tất cả những điều bạn cần biết
Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ được hàng triệu người dân lựa chọn khi có nhu cầu khám sức khỏe.
Hi vọng những thông tin đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về nội soi khớp gối cũng như bỏ túi được một địa chỉ nội soi uy tín, chất lượng cho mình.