Suy giảm trí nhớ hay quên là tình trạng phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những người cao tuổi. Liệu đây có phải là bệnh và làm sao để phòng vừa, điều trị tình trạng suy giảm trí nhớ này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Bạn đang đọc: Suy giảm trí nhớ hay quên có phải là bệnh?
1. Suy giảm trí nhớ hay quên cảnh báo điều gì?
1.1 Bệnh hay quên ở người cao tuổi
Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi có thể là một phần của sự lão hóa hệ thống thần kinh, cụ thể là thoái hóa chất trắng, teo não tuổi già. Khi tuổi tác càng cao, khả năng thực hiện chức năng của hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều thay đổi, bao gồm cả não bộ. Một số người bệnh thường mất nhiều thời gian hơn để ghi nhớ hoặc hay quên đi những việc mà họ từng làm. Họ thường quên các việc mới diễn ra gần đây, nhưng việc đã diễn ra lâu thì vẫn nhớ. Đây là dấu hiệu của việc suy giảm trí nhớ theo tuổi tác, không quá lo ngại.
1.2 Suy giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ
Các nguyên nhân gây tình trạng giảm trí nhớ hay quên ở người trẻ bao gồm:
– Làm việc căng thẳng: Căng thẳng kéo dài hay stress, áp lực công việc làm giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh. Phần lớn những người này thường mắc một trong các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu…
– Do các bệnh lý: Người mắc bệnh gan, thận mạn tính hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy lên não gây ra tình trạng hay quên.
– Bệnh về não và chấn thương não: Tình trạng hay quên, trí nhớ giảm sút có thể xảy ra ở người bị viêm màng não, sau đột quỵ hoặc các chấn thương ở vùng não. Ngoài ra, suy giảm trí nhớ còn do teo vỏ não hoặc do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não khác…
– Do thuốc và chất kích thích: Người thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ và mắc chứng mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn. Vấn đề này cũng xuất hiện nhiều ở những người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị khác.
Bệnh hay quên ở người trẻ nếu được điều trị kịp thời từ sớm sẽ giúp người bệnh hồi phục hiệu quả hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp người bệnh có một cuộc sống tốt hơn.
2. Biển hiện của suy giảm trí nhớ
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ có thể là nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào từng yếu tố khác nhau như thời gian, độ tuổi, thể trạng sức khỏe của người bệnh. Các triệu chứng phổ biến của bệnh hay quên bao gồm:
– Thường xuyên hỏi những câu hỏi giống nhau và bị lạc ở nơi quen
– Khó ghi nhớ và làm theo hướng dẫn, đôi khi bị mất phương hướng về thời gian hay địa điểm
– Ít quan tâm đến sự bản thân, như về vệ sinh cá nhân hay tham gia hoạt động
– Người bệnh có những thay đổi nghiêm trọng về trí nhớ, tính cách, hành vi, dễ bị kích động… Thời gian dài có thể bị sa sút trí tuệ.
Trường hợp người bệnh bị Alzheimer, các triệu chứng ban đầu sẽ biểu hiện chậm rãi, không quá rõ ràng và dần dần tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác nhưng ít phổ biến hơn. Do vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, người bệnh nên thăm khám ngay tại các chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị từ sớm.
Tìm hiểu thêm: Bệnh động kinh cục bộ: phân loại và biểu hiện
3. Bài tập giúp cải thiện suy giảm trí nhớ
Ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài tập giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ như sau:
3.1 Đi bộ cải thiện suy giảm trí nhớ hay quên
Vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, bạn có thể đi bộ từ 30 – 60 phút ở những khu vực có không khí trong lành như bờ hồ hay công viên. Việc tập luyện đi bộ không chỉ giúp thư giãn tinh thần, mà còn giúp người bệnh lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu não, ngăn ngừa tình trạng lão hóa. Đi bộ là bài tập phù hợp dành cho người cao tuổi và người bệnh điều trị phục hồi chức năng, tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên tập quá giờ ăn, tốt nhất nên tập cách giờ ăn từ 1 – 2 tiếng.
>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan với cơn tai biến mạch máu não thoáng qua
3.2 Ngồi thiền, tập yoga
Ngồi thiền, tập các bài tập yoga giúp khả năng hít thở tốt hơn, cải thiện tình trạng lưu thông máu lên não tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn, đặc biệt là đối với người cao tuổi, người thường xuyên làm việc trí não.
3.3 Tập xoay cổ, xoa bóp vùng cổ vai gáy
Tập các động tác xoay, gập cổ phía trước, phía sau, hai bên, xoa bóp vùng cổ vai gáy có tác dụng làm mềm các cơ vùng cổ, giúp mạch máu lưu thông lên não được tốt hơn, phòng ngừa xơ cứng động mạch, thoái hóa đốt sống cổ. Đây là động tác đơn giản, bạn cần thực hiện từ từ và kiên trì tập luyện mỗi ngày, tăng dần dần mức độ, tập luyện mọi nơi, bất cứ khi nào rảnh rỗi.
Suy giảm trí nhớ hay quên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và công việc của người bệnh, đặc biệt là ở những người trẻ đang trong giai đoạn phát triển sự nghiệp. Khi có các triệu chứng suy giảm trí nhớ, bệnh nhân không nên tự ý dùng các loại thuốc tăng cường trí nhớ mà nên thăm khám ngay tại các chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị từ sớm, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Việc thăm khám thường xuyên kết hợp với thay đổi lối sống và tập luyện tại nhà cũng giúp phòng ngừa hoặc cải thiện bệnh một cách hiệu quả.