Phương pháp chụp MRI tuyến yên là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn và không xâm lấn. Có vai trò trong việc kiểm tra và phát hiện các bất thường tuyến yên một cách chi tiết, cụ thể nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và độ chính xác của kết quả kiểm tra, người bệnh cần hiểu rõ và nắm được những lưu ý khi thực hiện phương pháp này.
Bạn đang đọc: Điều cần biết về phương pháp chụp MRI tuyến yên
1. Tìm hiểu chung về phương pháp chụp MRI tuyến yên
1.1. Chụp MRI tuyến yên là gì?
Tuyến yên là một tuyến nhỏ với đường kính khoảng 1cm, nằm sâu trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ. Bộ phận tuyến yên tiết ra rất nhiều hormone quan trọng trong cơ thể như GH, FSH, ACTH,… Khi cơ thể xảy ra các rối loạn, bài tiết hormon ít hay nhiều hơn so với bình thường sẽ gây ảnh hưởng lớn tới các tuyến nội tiết khác nên tuyến yên được coi là tuyến quan trọng nhất trong hệ thống nội tiết của cơ thể.
Chụp MRI tuyến yên là kỹ thuật sử dụng sóng điện từ để khảo sát cấu trúc và hình thái bên trong tuyến yên rõ nét và chi tiết. Đây được coi là một phương pháp chẩn đoán hiện đại an toàn và hỗ trợ nhiều trong quá trình điều trị bệnh.
Chụp cộng hưởng từ tuyến yên hỗ trợ quan sát cấu trúc và hình thái bên trong não
1.2. Chụp MRI tuyến yên được chỉ định/chống chỉ định với trường hợp nào
Bệnh lý tại tuyến yên sẽ gây ra tình trạng rối loạn tăng hoặc giảm tiết hormon nội tiết gây ra các triệu chứng lâm sàng một cách rõ ràng. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số xét nghiệm máu để có thể chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến yên như một số trường hợp:
– Tình trạng tăng tiết hoặc giảm tiết các hormon tuyến yên.
– Người có những triệu chứng bất thường về thị giác như suy giảm thị lực, nhìn mờ, sụp mí, liệt nhãn cầu…
– Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới: Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
– Suy giảm ham muốn quan hệ ở nam và nữ giới.
– Đối tượng được chẩn đoán vô sinh nhưng không tìm được nguyên nhân tại các cơ quan sinh dục.
– Luôn xuất hiện tình trạng hạ đường huyết lặp đi lặp lại thường xuyên.
– Thay đổi hình dạng và một số cảm giác ở vùng mặt.
– Tăng cân nhanh hoặc thừa cân, béo phì.
Tuy chụp cộng hưởng từ tuyến yên an toàn và không xâm lấn nhưng có một số trường hợp sẽ không chỉ định thực hiện. Những trường hợp chống chỉ định của phương pháp này bao gồm:
– Người có gắn các thiết bị hoặc vật liệu thay thế bên trong cơ thể được làm từ kim loại có từ tính như máy tạo nhịp tim, van tim nhân tạo, máy khử rung, ốc tai điện tử,…
– Người có hội chứng sợ không gian kín.
– Người có những dị vật bằng kim loại trong cơ thể như mảnh đạn, nhất là vùng mắt và vùng gần đầu.
– Trẻ nhỏ mắc hội chứng tăng động, suy giảm chú ý hoặc những trẻ không thể nằm yên tại một vị trí trong thời gian dài.
2. Điểm nổi bật của phương pháp chụp cộng hưởng từ tuyến yên
Phương pháp chụp cộng hưởng từ tuyến yên đang ngày càng được chỉ định nhiều hơn để chẩn đoán các nghi ngờ một cách chính xác. So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thì phương pháp này có một số ưu điểm vượt trội hơn như:
– Người thực hiện không bị phơi nhiễm, có thể được sử dụng cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
– Quan sát một cách chi tiết, rõ nét về cấu trúc, hình thái tuyến yên với lát cắt mỏng và trên nhiều mặt phẳng khác nhau.
– Thuốc đối quang sử dụng trong cộng hưởng từ an toàn hơn nhiều so với thuốc cản quang được sử dụng trong cắt lớp vi tính do hoạt chất gadolinium có trong đối quang ít gây dị ứng và phản ứng hơn rất nhiều.
– Chụp cộng hưởng từ tuyến yên ngoài khảo sát tuyến yên còn đánh giá tổng quan về cả vùng nhu mô não, mạch máu não, dây thần kinh sọ, xoang.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chụp cộng hưởng từ não có hại không?
Chụp cộng hưởng từ tuyến yên có thể chấn đoán chính xác các nghi ngờ vùng não
3. Những điều nên lưu ý khi chụp MRI tuyến yên
Phương pháp chụp MRI tuyến yên là phương pháp hiện đại và an toàn đối với người bệnh. Tuy nhiên có một vài lưu ý khi thực hiện phương pháp này để quá trình thực hiện được nhanh chóng, an toàn và có kết quả chính xác nhất. Một số điều cần chú ý bao gồm:
3.1. Trước khi thực hiện
– Cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin có liên quan tới tiền sử để loại trừ các chống chỉ định của chụp MRI.
– Tháo bỏ các vật dụng cá nhân làm từ kim loại như trang sức, đồng hồ…
– Trước khi thực hiện cần đọc kỹ và ký giấy cam kết trước khi thực hiện.
– Thay trang phục theo đúng quy định, có thể nhét bông vào tai để hạn chế tiếng ồn phát ra từ máy.
3.2. Trong khi chụp
– Người bệnh cần duy trì tư thế nằm ngửa trên bàn chụp trong suốt quá trình chụp cộng hưởng từ.
– Giữ đầu cố định trong vùng từ trường để tránh kết quả bị nhiễu ảnh.
– Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh, hạn chế lo lắng và hồi hộp.
– Làm theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên trong phòng máy.
– Nếu xuất hiện bất thường hoặc khó chịu trong quá trình chụp, bạn nên thông báo ngay tới cho nhân viên kỹ thuật.
3.3. Sau khi chụp
– Quá trình thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến yên có sử dụng thuốc đối quang, bệnh nhân sẽ được theo dõi sau khi chụp trong ít nhất 15 phút.
– Sau khoảng 30 phút, người bệnh sẽ nhận kết quả và quay trở về phòng khám ban đầu để nhận tư vấn từ bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Nên chủ động tìm hiểu địa chỉ và những lưu ý trước khi thăm khám
Để đảm bảo chất lượng kết quả chẩn đoán được chính xác, bạn nên ưu tiên lựa chọn cơ sở thăm khám chất lượng. Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là cơ sở y tế hiện đại và được nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi tại đây sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giúp tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng người bệnh. Trang thiết bị y tế, hệ thống máy móc công nghệ hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám nhanh chóng và kết quả chính xác. Khách hàng sẽ được thăm khám tại không gian rộng rãi, thoáng mát tạo cảm giác thư thái cho người bệnh khi tới Thu Cúc TCI.
Tóm tại, phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp MRI tuyến yên có rất nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa, phát hiện và điều trị các bệnh lý nguy hiểm, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng tới cơ thể.