Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mê, hay giật mình, hay mơ thấy ác mộng, mộng du khi ngủ, ngưng thở khi ngủ, ngủ quá nhiều,… là những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Cùng tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng, số lượng và thời điểm khác nhau của giấc ngủ cùng các hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ. Nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát và điều trị hiệu quả sẽ gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, nguy hiểm nhất là làm tăng nguy cơ đột quy. Theo nghiên cứu, nguy cơ đột quỵ tăng khoảng 83% ở những người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm.
Chất lượng giấc ngủ kém, ảnh hưởng tới khả năng tập trung, ghị nhớ khiến năng suất công việc, học tập bị giảm sút, tăng khả năng xơ vữa động mạch và thiếu máu não kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm: đái tháo đường, tim mạch, tiêu hóa, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết, trầm cảm, béo phì,…
2. Biểu hiện chứng rối loạn giấc ngủ
Người bị rối loạn giấc ngủ có 3 dấu hiệu điển hình sau đây:
2.1 Mất ngủ
Trằn trọc khó vào giấc, ngủ không sâu giấc, thức suốt đêm, không có cảm giác buồn ngủ,…
2.2 Ngủ nhiều
Thời gian ngủ dài hơn 9-10 tiếng mà vẫn có buồn ngủ, ngủ rũ (ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, ngủ gật thường xuyên, khó tỉnh táo).
2.3 Rối loạn nhịp thức ngủ
Thường xuyên mê sảng, mơ thấy ác mộng, mộng du, hay giật mình giữa đêm một lúc mới ngủ tiếp, có những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ như nghiến răng, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ,…
Tìm hiểu thêm: Suy giảm nhận thức: Nguyên nhân và cách khắc phục
3. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể được phân thành 3 nguyên nhân sau:
– Yếu tố ngoại cảnh: môi trường sống, thói quen, tâm lý, tuổi tác,…
– Bệnh lý về thần kinh – não bộ như: suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu migraine, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, u não,…
– Một số bệnh lý cơ thể khác như: bệnh dạ dày, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp, bệnh hô hấp,…
4. Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả
Rối loạn giấc ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, cần xác định đúng nguyên nhân từ đó mới có phác đồ điều trị hiệu quả. Thăm khám với bác sĩ nội thần kinh khi có các biểu hiện rối loạn giấc ngủ là “chìa khóa” giúp bạn phát hiện sớm, chẩn đoán đúng, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Hiện nay, các máy móc, thiết bị y tế hiện đại tại các cơ sở y tế uy tín giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ như:
– Chụp cộng hưởng từ MRI não, mạch não: Đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong phát hiện và điều trị các bệnh lý về mạch não, các khối u ở não… bởi độ chính xác cao và an toàn vượt trội.
– Chụp cắt lớp vi tính MSCT: Giúp xác định hoặc loại trừ các trường hợp rối loạn giấc ngủ do thiếu máu não, chấn thương,…
– Đo lưu huyết não: Kiểm tra huyết động, từ đó phán đoán mức độ thông thoáng của mạch não qua tốc độ lưu thông của máu qua mạch.
– Điện não đồ: Sự thay đổi tỉ lệ xuất hiện các loại sóng hoặc rối loạn của các sóng trong các pha của giấc ngủ có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán rối loạn giấc ngủ.
– Xét nghiệm bằng hệ thống robot tự động: Nhằm kiểm tra chất lượng dòng máu cùng các chỉ số khác của cơ thể, góp phần đắc lực vào việc chẩn đoán rối loạn giấc ngủ.
>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh mất ngủ đừng chăm chăm dùng thuốc
5. Cải thiện Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn, uống, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Cải thiện môi trường sống như tạo môi trường trong sạch, thoáng mát, tránh tiếng ồn và khói bụi, suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng, stress,… cũng giúp giảm rối loạn giấc ngủ một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cần từ bỏ những thói quen không tốt gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, đồng thời xây dựng những thói quen lành mạnh như:
– Tạo môi trường ngủ tối ưu
– Suy nghĩ tích cực
– Không xem ti vi, điện thoại ăn uống khi gần đi ngủ
– Lập đồng hồ sinh hoạt đều đặn
– Tránh ngủ trưa quá lâu
– Tránh các chất kích thích
– Tập thể dục thường xuyên
Hi vọng những thông tin bài viết có thể giúp bạn hiểu rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả. Những thông tin trên đây chỉ có giá trị tham khảo, người bệnh không nên sử dụng để tự chẩn đoán và điều trị vì có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, khi có các dấu hiệu của bệnh bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán và chữa bệnh từ sớm.