Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhiều ở người trưởng thành. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Vậy khi bị rối loạn tiền đình làm sao hết khó chịu và ngăn ngừa biến chứng? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình làm sao hết khó chịu và cải thiện bệnh?
1. Thế nào là rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khó đứng vững… Bệnh có thể tái phát thường xuyên, khiến người bệnh mệt mỏi, gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
2. Biểu hiện thường gặp của rối loạn tiền đình
Triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiền đình chính là chóng mặt kèm hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, nhất là khi đứng lên ngồi xuống đột ngột hay thay đổi tư thế đột ngột. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, đau đầu, tê mỏi tay, chân, không tập trung và mau quên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh cần thăm khám ngay tại các chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT, cộng hưởng từ MRI,… Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình
Để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, trước tiên người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiền đình bao gồm:
– Do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến hoặc các bệnh về tim mạch gây tắc nghẽn, làm giảm lượng máu lên não
– Do căng thẳng, thiếu ngủ, mất ngủ, áp lực từ công việc và cuộc sống làm tổn thương đến hệ thống thần kinh làm rối loạn tiền đình
– Do hậu quả từ các bệnh lý như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa…
– Bệnh hay gặp ở người cao tuổi do suy giảm một số chức năng của một số cơ quan
– Người quá béo hoặc quá gầy cũng có thể bị rối loạn tiền đình
– Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, làm tổn hại đến thần kinh
– Thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, người có lối sống ít vận động
4. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn sau đó sẽ hết, nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh, mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong khi bị bệnh, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, khó đứng vững và bị ngã, gây chấn thương trầy da hoặc thậm chí là gãy tay, nặng hơn là chấn thương sọ não… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình chính là đột quỵ do máu lên não kém, cho dù có thể qua khỏi cơn đột quỵ nhưng vẫn sẽ bị những di chứng để lại như liệt nửa người, sống thực vật…
Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa bệnh học và cách điều trị hiệu quả
5. Bị rối loạn tiền đình làm sao hết phiền toái và nguy hiểm?
Rối loạn tiền đình hiện nay vẫn chưa có phương pháp để điều trị triệt để. Các biện pháp hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm sự khó chịu cho các triệu chứng của bệnh, phòng ngừa tái phát và hạn chế nguy cơ biến chứng.
Một số loại thuốc giúp giảm đau đầu, tê mỏi, ổn định nhịp tim… người bệnh có thể sử dụng để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc. Nếu cần thông tin về cách sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình, bạn có thể liên hệ hoặc đi khám để được các chuyên gia nội thần kinh tư vấn chi tiết.
Quan trọng nhất trong điều trị rối loạn tiền đình là thay đổi lối sống. Bạn có thể tham khảo một lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng ngừa rối loạn tiền đình tái phát hiệu quả:
5.1 Chế độ ăn uống lành mạnh
Người bị rối loạn tiền đình nên sử dụng chế độ ăn như sau để cải thiện sức khỏe tốt hơn:
– Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là các loại vitamin B1, B6, B12 có tác dụng rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
– Uống nhiều nước hơn để tăng cường lưu thông máu lên não
– Ăn nhạt hơn, hạn chế muối trong quá trình nấu ăn
– Không ăn quá nhiều đồ ngọt, chiên rán, tránh xa rượu bia, thuốc lá
5.2 Chế độ sinh hoạt phù hợp
Duy trị các thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp người bị rối loạn tiền đình cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Theo đó, bạn nên:
– Tập thể dục mỗi ngày với các bài tập phù hợp sự khỏe
– Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục và đột ngột
– Khi ngủ để gối cao mức vừa phải để tuần hoàn máu được tốt hơn
– Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài, đối với người làm việc văn phòng thì nên vận động đi lại mỗi 2 tiếng
– Trong trường hợp bạn thấy chóng mặt, không nên đứng mà nên nằm hoặc ngồi để tránh mất thăng bằng và ngã
>>>>>Xem thêm: Ho đau nửa đầu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Thông qua bài viết trên, bạn hẳn có thêm những thông tin về chứng rối loạn tiền đình và biết được phải làm gì khi mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, những kiến thức này chỉ mang tính tham khảo. Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu ban đầu, bạn hãy thăm khám ngay tại các chuyên khoa thần kinh uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và giải đáp rối loạn tiền đình làm sao hết khó chịu và nguy hiểm nhé.