Nội soi phế quản là một trong những phương pháp quan trọng trong việc giúp hỗ trợ, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân của các vấn đề tại đường hô hấp. Đây là một phương pháp an toàn, được thực hiện nhanh chóng, không gây đau và có thể phục hồi trong thời gian ngắn.
Bạn đang đọc: 3 Điều cần biết về phương pháp nội soi phế quản
1. Tìm hiểu chung về phương pháp nội soi phế quản
1.1. Nội soi phế quản là gì?
Nội soi phế quản là một kỹ thuật sử dụng ống nhỏ, mềm, có gắn camera thu hình và đèn ở đầu ống soi để đưa vào đường hô hấp của người bệnh thông qua đường miệng hoặc mũi.
Trong suốt quá trình nội soi bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ cấu trúc bên trong đường hô hấp (khí quản, thanh quản, dây thanh âm, hầu họng và đường dẫn khí). Và khi thực hiện phương pháp này người bệnh có thể được gây tê hoặc có thể sử dụng thuốc an thần để người bệnh có thể thoải mái, tránh căng thẳng trong suốt quá trình thực hiện.
Ống nhỏ mềm, đầu có gắn camera và đèn là thiết bị được sử dụng để thực hiện nội soi
1.2. Vai trò của nội soi phế quản trong việc phát hiện bệnh sớm
Phương pháp nội soi này có thể hỗ trợ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tại đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi mạn tính, tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư phổi… khi người bệnh xuất hiện những biểu hiện bất thường. Bên cạnh đó, nội soi có thể giúp phát hiện các dị vật tại đường hô hấp hoặc các bất thường ở phổi và phế quản.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn được áp dụng để lấy mẫu mô của người bệnh, hỗ trợ cho việc xét nghiệm, kiểm tra và đánh giá tình trạng của khối u và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Không những vậy soi phế quản còn dùng để bơm rửa phổi, lấy mẫu đờm, loại bỏ dịch tiết, máu, chất nhầy để thông đường thở, kiểm soát tình trạng chảy máu trong phế quản.
1.3. Nội soi phế quản cần thực hiện khi nào?
Phương pháp nội soi này được chẩn đoán và điều trị một số vấn đề như:
– Tắc nghẽn đường thở.
– Viêm và nhiễm trùng như bệnh lao, viêm phổi do nấm hoặc ký sinh trùng.
– Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng ho dai dẳng và ho ra máu.
– Khối u hoặc ung thư phế quản.
2. Phương pháp nội soi được chỉ định với đối tượng nào?
2.1. Đối tượng được chỉ định
Những đối tượng thường được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi bao gồm:
– Ho ra máu, ho dai dẳng kèm theo các triệu chứng như khó thở (thường kéo dài trên 3 tháng và không rõ nguyên nhân).
– Người hít phải các khí độc và hoá chất độc hại.
– Người có các dị vật ở trong đường thở.
– Khối u ở phổi, bị xẹp phổi hoặc có hạch bạch huyết.
– Nhiễm trùng phổi, phế quản.
– Bị tắc nghẽn đường thở do chất dịch, đờm, nhớt.
– Đường thở bị hẹp cần nong đường thở.
– Cần nội soi trực tiếp tình trạng khối u ở trong phế quản.
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của siêu âm mô mềm trong chẩn đoán bệnh
Một số trường hợp thường được chỉ định để thực hiện nội soi
2.2. Đối tượng chống chỉ định
Tuy nhiên, một số đối tượng cần lưu ý không nên thực hiện nội soi. Với một số nhóm đối tượng dưới đây bác sĩ có thể xem xét chống chỉ định hoặc trong trường hợp cần thực hiện thì phải có những biện pháp phòng ngừa cụ thể.
Các trường hợp cần cân nhắc kỹ khi thực hiện nội soi bao gồm:
– Người bị nhồi máu cơ tim cấp tính: Nếu người bệnh có triệu chứng như đau thắt ngực không ổn định, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim khởi phát gần thời gian nội soi, sốc tim trong nhồi máu cơ tim.
– Người có vấn đề về rối loạn chức năng đông máu: Người bị rối loạn đông máu không có chống chỉ định hoàn toàn nhưng cần có sự cân nhắc bởi có nguy cơ dẫn tới chảy máu và khó cầm máu.
– Người bị ứ CO2: Với trường hợp người bệnh bị ứ CO2 mà cần thực hiện nội soi thì phải đặt nội khí quản và theo dõi tình trạng người bệnh trong suốt quá trình nội soi.
– Nồng độ CO2 trong cơ thể thấp: Nếu phải thực hiện nội soi thì cần phải bổ sung oxy cho nồng độ oxy tối thiểu đủ tiêu chuẩn mới thực hiện nội soi.
– Hẹp khí quản: Phương pháp nội soi có thể dẫn tới bít tắc đường thở hoàn toàn.
– Hen suyễn: Người bị bệnh hen suyễn có nguy cơ co thắt phế quản và co thắt thanh quản cao hơn trong quá trình thực hiện nội soi. Đối với những trường hợp này, trước khi thực hiện cần được thăm khám và đánh giá tình trạng hen suyễn trước.
– Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: Với những đối tượng gặp hội chứng này cần chống chỉ định nội soi bởi có nguy cơ chảy máu trong quá trình nội soi.
– Người mắc bệnh về rối loạn thần kinh: Người bệnh bị loạn thần, có thái độ không hợp tác thì không nên thực hiện nội soi bằng phương pháp gây tê mà cần gây mê toàn thân.
3. Một số lưu ý khi thực hiện soi phế quản
Quá trình thực hiện nội soi diễn ra tương đối nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, khi thực hiện nội soi người bệnh sẽ được xịt thuốc tê nên cần nán lại cơ sở y tế cho tới khi thuốc hết tác dụng. Người bệnh có thể sẽ xuất hiện tình trạng ho sau khi nội soi nhưng đây là một hiểu hiện hoàn toàn và không cần quá lo lắng.
Nếu trong quá trình nội soi có gây mê thì người bệnh không nên tự lái xe hay uống rượu trong vòng 24 giờ. Đa số cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường sau 1 ngày nội soi, nhưng có một số người sẽ có tình trạng bị khàn và đau cổ họng.
>>>>>Xem thêm: Chụp MRI toàn thân là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?
Đây là một trong những phương pháp đơn giản, an toàn và không gây cảm giác đau khi thực hiện cho người bệnh
Phần lớn các cơ sở y tế đều triển khai phương pháp này, trong đó có thể kể tới Hệ thống Y tế thu Cúc TCI với gói tầm soát sức khoẻ có nội soi phế quản. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm kết hợp với trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Bên cạnh đó khi thăm khám tại TCI, bạn sẽ được đội ngũ tư vấn, điều dưỡng hướng dẫn tận tình, chu đáo. Bài viết trên là một số điều cần biết về phương pháp nội soi này. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!