Theo thống kê hiện nay, có tới 85% người dưới 40 tuổi gặp vấn đề về trí nhớ. Tình trạng này đang gia tăng một cách nhanh chóng và gây ra nhiều khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tham khảo ngay top 5 phương pháp hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ trong bài viết sau đây để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này nhé.
Bạn đang đọc: Top 5 cách hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ
1. Thực trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Nếu như trước đây, tình trạng suy giảm trí nhớ chủ yếu xuất hiện ở người trung tuổi, cao tuổi thì hiện nay, bệnh lại đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê, cứ 100 người trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế thì có khoảng 20 người bị suy giảm trí nhớ. Không chỉ tại Việt Nam mà người dân ở nhiều nước trên thế giới cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Tình trạng suy giảm trí nhớ đang dần trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những người mắc chứng suy giảm trí nhớ thường dễ bị kích động, cáu gắt, mất tập trung, xử lý công việc chậm chạp hơn, dễ nhầm lẫn các yêu cầu khi được giao…
2. Tại sao người trẻ tuổi bị suy giảm trí nhớ?
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi đang ngày một phổ biến. Tuy nhiên, rất ít người biết đến nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo các chuyên gia, suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi thường xuất hiện do các nguyên nhân như sau:
2.1 Trầm cảm và stress
Người trẻ thường hay phải chịu áp lực từ công việc, học tập, cuộc sống… dẫn đến tình trạng stress, căng thẳng thần kinh. Điều này tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật. Do vậy, người bệnh khó tập trung suy nghĩ, dễ bị phân tán tư tưởng và giảm khả năng giải quyết vấn đề. Lâu dần não bộ bị suy giảm chức năng, gây tình trạng sa sút trí nhớ.
2.2 Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo năng lượng và đào thải độc tố. Ngoài ra, sóng não có thể được tạo ra và lưu trữ các thông tin vào vỏ não trong quá trình ngủ.
Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm gián đoạn khả năng truyền và lưu trữ thông tin vào vỏ não, làm mất trí nhớ ngắn hạn và mau quên. Để có giấc ngủ ngon, người bệnh cần loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, có chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học và hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, nước tăng lực…
Tìm hiểu thêm: Bệnh đau đầu và cách chữa trị hiệu quả ở người lớn tuổi
2.3 Làm quá nhiều việc cùng một lúc
Khi cơ thể làm quá nhiều việc sẽ khiến não bộ bị quá tải và gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Tốt nhất bạn nên làm tập trung vào một việc trong một thời điểm, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm nhiều việc cùng lúc để hạn chế nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.
2.4 Chế độ dinh dưỡng kém
Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nói chung và bộ não nói riêng. Các vấn đề như thiếu máu do thiếu chất sắt cũng khiến chúng ta mệt mỏi, chóng mặt. Thiếu máu lên não, đi kèm với những áp lực cuộc sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B1 cũng gây ảnh hưởng đến khả năng duy trì các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ và suy nghĩ của con người, thiếu hụt vitamin B1 có thể khiến bạn bị mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.
3. Top 5 cách hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiệu quả
Suy giảm trí nhớ khiến người trẻ thường xuyên gặp phải rắc rối trong cuộc sống hàng ngày và khiến người bệnh khó thăng tiến trong công việc. Hãy tham khảo ngay 5 phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng này như sau:
3.1 Ngủ đủ giấc giúp điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Như đã nói ở trên, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc hình thành ký ức. Chính vì vậy, việc ngủ đủ giấc là vô cùng cần thiết. Người trẻ nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya, dậy muộn và nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ để có một sức khỏe tốt nhất.
3.2 Thư giãn
Áp lực, căng thẳng hay những cảm xúc tiêu cực là điều cần phải loại bỏ ra khỏi cơ thể. Thả lỏng cơ thể, thư giãn bằng cách thiền hay tập yoga sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng stress hiệu quả, từ đó ngăn chặn nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.
>>>>>Xem thêm: Đau dây thần kinh tọa là gì và cách điều trị phù hợp
3.3 Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực, lạc quan là phương pháp giúp thúc đẩy khả năng ghi nhớ. Não bộ là cơ quan đặc biệt, khi suy nghĩ tích cực, vui vẻ, thì não bộ sẽ tiết ra chất chống oxy hóa và ngăn chặn các tác động tiêu cực cho cơ thể.
3.4 Học hỏi, tham gia các hoạt động xã hội
Não bộ có thể hoạt động tốt hơn khi thường xuyên hoạt động ở mức vừa phải. Bạn có thể cải thiện khả năng ghi nhớ bằng cách học chơi một số trò chơi trí tuệ, hay tham gia các hoạt xã hội để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.
3.5 Chế độ dinh dưỡng khoa học hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp ngăn ngừa và chậm quá trình suy giảm trí nhớ hiệu quả. Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh, các loại chất béo tốt như dầu ô liu, dầu omega-3 từ các loại cá biển, cắt giảm ăn thịt đỏ và hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá và các loại thức uống chứa chất kích thích khác.
Trên đây là những thông tin về các phương pháp hỗ trợ cải thiện chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ để bạn tham khảo. Lưu ý việc áp dụng các phương pháp này không thể thay thế việc khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa. Đừng quên thăm khám thường xuyên để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và phòng ngừa bệnh từ sớm.