Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại mang lại giá trị hình ảnh cao hơn nhiều so với siêu âm, chụp Xquang hay chụp CT, giúp chẩn đoán bệnh chính xác trong những trường hợp được chỉ định.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ được chỉ định ở trường hợp nào?
1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ – MRI là kỹ thuật tạo hình ảnh cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Chụp MRI dựa trên nguyên lý hấp thụ và phóng thích ra năng lượng RF khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể dưới tác động của sóng từ trường và sóng radio. Quá trình phóng thích này sẽ được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi thành dạng hình ảnh.
Hình ảnh cộng hưởng từ có độ tương phản cao, sắc nét, chi tiết rõ ràng, giải phẫu tốt cùng khả năng tái tạo 3D mang lại giá trị chẩn đoán bệnh lý cực cao cho bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, hiệu quả chẩn đoán của MRI được đánh giá tốt hơn rất nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khách như siêu âm, X-quang hay chụp cắt lớp CT,…
Chụp MRI cộng hưởng từ là chỉ định cận lâm sàng quan trọng.
2. Chụp MRI được chỉ định với bộ phận nào và chụp khi nào?
2.1. Chụp cộng hưởng từ chỉ định cho bộ phận nào?
MRI không sử dụng tia xạ, thân thiện với người bệnh nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao cả trong chẩn đoán bệnh và mức độ an toàn. Chụp MRI thường được chỉ định cho các bộ phận sau đây trên cơ thể:
– Chụp sọ não
– Chụp tim mạch, mạch máu
– Chụp hốc mắt
– Chụp vùng cổ
– Chụp cột sống
– Chụp vùng bụng, chậu
– Chụp xương khớp
– Chụp tuyến vú
Đặc biệt, MRI là một trong những phương pháp mang lại giá trị cao trong chẩn đoán bất thường ở thai nhi, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh phức tạp. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI với những trường hợp gặp khó khăn khi thăm khám bằng siêu âm như thai phụ béo phì, vô ối, thai thiểu ối, đánh giá các cử động của thai.
2.2. Chụp cộng hưởng từ chỉ định khi nào?
Thông thường, nếu khi thăm khám ban đầu rơi vào các trường hợp dưới đây bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định bệnh nhân chụp MRI:
– Nghi ngờ về bệnh u não, u thần kinh sọ não, tai biến, gặp chấn thương, động kinh, bệnh chất trắng, bệnh viêm não, viêm màng não, các dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh liên quan mạch máu,…
– Các bệnh về mắt, tai mũi họng phức tạp như u, chấn thương viêm.
– Các bệnh về cột sống như chấn thương, viêm, thoát vị đĩa đệm, u tủy sống.
– Các bệnh liên quan đến khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng, cổ tay, cổ chân,…
– Nghi ngờ có khối u ở phần mềm, phát hiện sớm ung thư.
– Kiểm tra tình trạng của các cơ quan nội tạng như gan, lách, phổi.
– Kiểm tra các bệnh lý về vú, bệnh tử cung phần phụ.
– Chụp MRI khi nghi ngờ các vấn đề về tim, tưới máu não, MRI khuếch tán,…
Tìm hiểu thêm: Nội soi gây mê – giải pháp tốt cho người sợ nội soi
Người bệnh thăm khám với bác sĩ để nhận chỉ định chụp MRI.
3. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ MRI mang lại
Như đã nói ở trên, ảnh chụp MRI có giá trị cao hơn nhiều so với siêu âm, chụp Xquang hay chụp CT. Điều này thể hiện rõ nét ở những ưu điểm mà phương pháp này mang lại.
– Ảnh chụp MRI của cấu trúc các mô mềm trong cơ thể như tim, não, gan, thận và các cơ quan khác đều rõ và chi tiết hơn so với ảnh được tạo ra bằng các phương pháp chẩn đoán khác.
– MRI giúp bác sĩ đánh giá tốt về chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể.
– Sự chi tiết của hình ảnh giúp cho MRI trở thành công cụ đắc lực trong chẩn đoán bệnh lý thời kì đầu và trong đánh giá các khối u trong cơ thể.
– Tạo ảnh bằng MRI không gây ra tác dụng phụ như trong tạo ảnh bằng X quang thường quy và chụp cắt lớp CT.
– MRI cho phép phá hiện cả các điểm bất thường ẩn sau lớp xương mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác khó có thể nhận ra được.
– MRI cung cấp nhiều thông tin có giá trị cao hơn so với tia X trong chẩn đoán các bệnh về tim mạch.
– MRI không phát ra các bức xạ nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới con người.
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp về nội soi đại tràng
Hình ảnh chụp MRI có giá trị cao giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý gặp phải.
4. Chụp MRI thực hiện trong bao lâu?
Quá trình chụp MRI diễn ra khá nhanh chóng, mất khoảng từ 12-20 phút (tùy vào số lượng cơ quan, bộ phận chụp và mức độ hợp tác của người bệnh trong quá trình chụp). Trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán phát hiện có những bất thường thì thời gian chụp có thể sẽ kéo dài lâu hơn. Thời gian trả kết quả sớm nhất cho người bệnh là khoảng 15 phút (thường gặp ở các trường hợp cấp cứu), những ca khó sẽ cần hội chẩn, thời gian trả kết quả có thể kéo dài hơn thậm chí là vài tiếng đồng hồ.
Người bệnh sẽ được khám ban đầu trước với bác sĩ, đánh giá về tình trạng sức khỏe. Khi có nghi ngờ về bệnh lý phức tạp hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác chưa tìm ra bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI. Người bệnh sẽ tiến hành chụp MRI và thực hiện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
5. Lợi thế khi chụp MRI tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giỏi ở tất cả chuyên khoa, thông thạo về áp dụng MRI vào trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, thực hiện thao tác nhanh gọn, hướng dẫn tận tình cho người bệnh đảm bảo quá trình chụp diễn ra đúng cách và hoàn thành nhanh chóng.
Đặc biệt, các cơ sở của Thu Cúc TCI đều được trang bị đầy đủ máy chụp cộng hưởng từ MRI hiện đại, hoạt động với nguyên lý H2 tân tiến, giảm tiếng ồn tối đa khi hoạt động. Nhờ đó, quá trình chụp MRI diễn ra thuận lợi, đảm bảo hiệu quả cao, hình ảnh sắc nét và mang lại sự thoải mái cho người bệnh trong suốt quá trình thực hiện.
Người bệnh khi gặp các vấn đề sức khỏe bất thường, hãy chủ động thăm khám sớm. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác bệnh lý gặp phải và lên phác đồ điều trị hợp lý.