Rối loạn tiền đình gây triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đi đứng loạng choạng…. ảnh hưởng tới chất lượng công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người băn khoăn không biết đàn ông có bị rối loạn tiền đình không? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Đàn ông có bị rối loạn tiền đình không?
1. Đàn ông có bị rối loạn tiền đình không? Nguyên nhân do đâu?
1.1 Nam giới có bị rối loạn tiền đình không?
Hội chứng rối loạn tiền đình được hiểu là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động và truyền đạt thông tin đến tiền đình bị sai lệch. Từ đó dẫn tới việc cơ thể mất đi khả năng thăng bằng, thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, đau đầu, hoa mắt…
Đa phần khi nói đến rối loạn tiền đình, nhiều người thường nghĩ rằng đây là bệnh lý của nữ giới, xuất hiện ở độ tuổi tiền mãn kinh. Những trên thực tế, hội chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Dưới áp lực cuộc sống, cùng với việc lạm dụng sử dụng rượu bia, thói quen sinh hoạt không tốt hay do hệ thống tiền đình trung ương bị rối loạn… ngày càng nhiều nam giới mắc phải hội chứng này.
1.2 Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở nam giới
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng rối loạn tiền đình tại nam giới bao gồm:
– Thiếu máu não: Thiếu máu lên não gây tắc nghẽn hoặc hẹp mạch máu, làm hoa mắt, ù tai, choáng váng… Nhất là khi đột ngột thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống quá nhiều.
– Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì sự lão hóa của các bộ phận trên cơ thể diễn ra càng nhanh, trong đó có cả hệ thần kinh.
– Căng thẳng thần kinh: Stress do áp lực công việc, cuộc sống khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiền đình ở nam giới.
– Hệ lụy từ các bệnh lý như: Viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh.
– Thói quen ăn uống không khoa học: Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều dầu mỡ là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình ở đàn ông.
– Môi trường làm việc văn phòng ngồi nhiều, ít vận động, tác động vào cột sống, chèn các mạch và dây thần kinh gây co thắt hoặc thiếu máu lên não.
2. Biểu hiện rối loạn tiền đình ở nam giới
Nam giới thường không để ý tới những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người chỉ thăm khám khi cơ thể đã có những dấu hiệu cho thấy bệnh phát triển nặng.
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình ở nam giới thường diễn biến một cách từ từ, đôi khi chỉ là cơn đau đầu, chóng mặt thoáng qua, khó nhận biết được. Tùy theo thể trạng sức khỏe và mức độ phát triển, rối loạn tiền đình sẽ có những triệu chứng như:
2.1 Chóng mặt, hoa mắt
Đây là triệu chứng phổ biến ở người bị rối loạn tiền đình. Người bệnh sẽ cảm thấy thay đổi tư thế khó khăn hơn do hoa mắt, chóng mặt, đôi khi đi kèm với buồn nôn… Tình trạng này hoàn toàn có thể tự biến mất ở giai đoạn đầu của bệnh khi người bệnh nằm nghỉ ngơi và thư giãn.
2.2 Mất ngủ
Hệ thần kinh bị suy giảm chức năng khiến người bệnh dễ bị căng thẳng thần kinh, stress, lo lắng quá mức… dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.
2.3 Giảm khả năng giữ thăng bằng
Rối loạn tiền đình khiến khả năng truyền tín hiệu của não bộ bị sai lệch, khiến người bệnh khó giữ thăng bằng, đi lại không vững, có thể bị ngã. Nguy hiểm nhất là khi đang tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc có thể gây ra tai nạn đáng sợ.
2.4 Đau đầu, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung
Rối loạn tiền đình đôi khi khiến người bệnh rơi vào tình trạng đau đầu hoặc nhức đầu. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng tới chất lượng công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.
2.5 Ngất xỉu
Suy giảm máu lên não hay rối loạn tiền đình nếu phát triển nặng hơn cũng gây triệu chứng ngất xỉu. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não…
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh thần kinh tọa ưng dưới, đau hông, mông
3. Làm sao để phòng tránh rối loạn tiền đình ở nam giới
Rối loạn tiền đình có khả năng tiến triển âm thầm và nhanh chóng, vì vậy nam giới nên chú ý tăng cường sức khỏe bằng các biện pháp như:
3.1 Ngủ đúng cách
Thay đổi thói quen ngủ khoa học, không đầu quá cao để đảm bảo khả năng tuần hoàn máu não được cải thiện tốt.
3.2 Tập thể dục hàng ngày
Xây dựng thói quen tập luyện hàng ngày, bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, chạy bộ, đá bóng, bơi lội…
Đặc biệt, những người làm việc văn phòng cần hạn chế ngồi quá lâu một chỗ. Hãy cố gắng đứng dậy, đi lại, vươn vai, có thể là đi vệ sinh hoặc lấy nước để bản thân không ngồi quá lâu một chỗ.
3.3 Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột
Bạn không nên thay đổi tư thế đột ngột, không sử dụng máy tính hay điện thoại khi trên xe ô tô. Nghỉ ngơi và thư giãn khi có cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
3.4 Uống nước đầy đủ
Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, đồ uống có ga… sẽ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.
3.5 Thăm khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ và thăm khám với bác sĩ nội thần kinh ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bị rối loạn tiền đình như: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,… sẽ giúp bạn được xác định nguyên nhân và có những biện điều trị, phòng ngừa tái phát hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu sau phải – Bệnh lý khiến bạn cần cảnh giác
Đến đây hi vọng đã bạn giải đáp câu hỏi đàn ông có bị rối loạn tiền đình không? Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chủ động thăm khám tại các chuyên khoa thần kinh thường xuyên để có thể phòng ngừa từ sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến do phát hiện và điều trị muộn.