Đột quỵ nhồi máu não: Những điều không thể bỏ qua!

Hiện nay, đột quỵ nhồi máu não đang là một căn bệnh rất phổ biến, chiếm 80% tổng số trường hợp bị đột quỵ. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì? Tại sao người Việt Nam lại có nguy cơ cao mắc đột quỵ? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh này trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Đột quỵ nhồi máu não: Những điều không thể bỏ qua!

1. Đột quỵ nhồi máu não là gì?

Đột quỵ nhồi máu não: Những điều không thể bỏ qua!

Đột quỵ dạng nhồi máu não là tình trạng máu không thể lưu thông do có cục máu đông chèn ép động mạch

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương do quá trình cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi não bị gián đoạn. Đột quỵ sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu ngay lập tức.

Có hai loại đột quỵ thường gặp là: Đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó, đột quỵ nhồi máu não là tình trạng xảy ra khi máu không đủ để cung cấp lên não. Do động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông bình thường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não, gây rối loạn hoạt động não, thậm chí gây hoại tử.

Các chuyên gia cho biết, nhồi máu não chiếm khoảng 70-80% các trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh lý dạng này có thể được chữa khỏi. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết não dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng nặng nề suốt đời.

2. Các thể đột quỵ nhồi máu não

– Huyết khối: Đây là quá trình diễn ra từ từ kéo dài từ 20-30 năm. Các cục huyết khối hình thành làm hẹp dần lòng mạch và gây giảm sự lưu thông của dòng máu não. Sau đó sẽ dẫn tới tắc động mạch, làm gián đoạn quá trình cung cấp máu.

–  Tắc mạch não: Khác với huyết khối, ở đây cục máu đông được hình thành ở tim hoặc lòng động mạch chủ, cũng có khi là động mạch cảnh, động mạch đốt sống. Quá trình này xảy ra đột ngột, cục tắc xuất hiện và di chuyển tới các động mạch nhỏ hơn gây tắc động mạch và làm gián đoạn sự vận chuyển của máu.

– Nhồi máu não ổ khuyết: Là tình trạng não bị tổn thương do động mạch xiên nhỏ bị tắc đã gây ra chảy máu và phù não ổ nhỏ. Nếu sau một thời gian không được điều trị sẽ hình thành bệnh lý.

3. Nguyên nhân gây nhồi máu não

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến:

– Do tắc mạch: điều này xảy ra tại nơi động mạch có kích thước hẹp khiến cục tắc bị giữ lại gây tắc mạch. Cục tắc này có thể là những mảng xơ vữa, bóng khí hoặc những tổ chức dập nát phần mềm của cơ thể theo hệ tuần hoàn lên não.

– Do huyết khối ở động mạch não: đây là tình trạng xuất hiện khi bị tổn thương thành mạch tại chỗ. Vết thương sẽ lớn dần sẽ gây tắc, hẹp động mạch não.

4. Triệu chứng đột quỵ nhồi máu não

Tìm hiểu thêm: Đừng lơ là với căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ

Đột quỵ nhồi máu não: Những điều không thể bỏ qua!

Những triệu chứng chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở những bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não

Hiện nay các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rất đột ngột, vì thế rất nhiều người còn chủ quan trước tình trạng này, dẫn đến những nguy cơ cho sức khỏe của chính mình. Các triệu chứng thường biểu hiện khác nhau ở mỗi vị trí tổn thương khác nhau. Một số biểu hiện chung có thể xuất hiện như:

– Người bệnh bị rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần, co giật,…

– Hội chứng màng não: thường đau đầu, kèm buồn nôn khó chịu

– Rối loạn cơ tròn trung ương: đái dầm, bí đái, táo bón,…

– Huyết áp tăng đột ngột

– Hay chóng mặt, ngáp nhiều, lệch mặt

– Chân tay tê cứng, khó cử động và mang vác những vật nặng

– Phát âm khó, giọng nói biến đổi bất thường.

5. Đối tượng có nguy cơ cao mắc đột quỵ nhồi máu não

– Những người mắc các bệnh lý về tim, bệnh mạch máu não, bệnh về huyết áp, tiểu đường và các chứng rối loạn đông máu thường sẽ có nguy cơ cao làm gia tăng bị nhồi máu não. Bởi ở những người này khả năng hình thành các huyết khối và những tổn thương trong động mạch cao hơn những người bình thường.

– Người nghiện rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác.

– Người béo phì, ít vận động, người làm việc trong môi trường căng thẳng cũng dễ dẫn tới nhồi máu não, kể cả với người trẻ.

6. Một số biện pháp điều trị hiệu quả hiện nay

6.1. Điều trị đột quỵ nhồi máu não bằng phương pháp tiêu huyết khối

Đây là biện pháp đặc trị với những bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên để áp dụng được phương pháp này người bệnh cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về thời gian, xét nghiệm. Đặc biệt không được vượt quá 3 giờ kể từ khi bệnh khởi phát.

6.2. Điều trị đột quỵ nhồi máu não bằng các loại thuốc

– Người bệnh thường sẽ được sử dụng asprin và các loại thuốc chống tập kết tiểu cầu khác để xử lý hầu hết các trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc.

– Một số loại thuốc chống đông và heparin được chỉ định trong quá trình điều trị những trường hợp bị nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim và ngăn ngừa các khối tĩnh mạch sâu.

– Các loại thuốc điều trị huyết áp cũng có thể được sử dụng để điều trị nguyên nhân. Bởi huyết áp cao cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. Vì thế ngay cả khi bị cao huyết áp nhưng chưa đột quỵ, người bệnh cũng cần tới chú ý tới sức khỏe của chính mình. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường trong đột quỵ não, cũng cần điều trị để mức đường huyết trở về mức bình thường và HbA1c dưới 7%.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham gia một số lớp phục hồi chức năng, vật lí trị liệu để tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, bởi tình trạng liệt có thể nặng hơn nếu chúng ta lười vận động.

7. Đột quỵ dạng nhồi máu não nghiêm trọng đến mức nào?

Đột quỵ nhồi máu não hiện đang là một căn bệnh rất nguy hiểm với những biến chuyển phức tạp và gây biến chứng khó lường. Khi mắc phải căn bệnh này, nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ nhanh chóng tử vong. Nếu không tử vong cũng sẽ để lại những biến chứng như:

– Liệt nửa người

– Nhận thức suy giảm, trí nhớ giảm sút, không làm chủ được vận động của bản thân

– Khó khăn trong việc giao tiếp

– Thị lực suy giảm

8. Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh đột quỵ

Đột quỵ nhồi máu não: Những điều không thể bỏ qua!

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và mẹo nhỏ cải thiện chứng mất ngủ mạn tính

Rèn luyện thể dục thể thao vừa sức là một trong số biện pháp phòng ngừa đột quỵ nhồi máu não

8.1. Phương pháp chăm sóc người bệnh đột quỵ

– Cần giữ vệ sinh thân thể cho người bệnh: do người bệnh có thể sẽ bị liệt không tự chủ được về hành vi và ý thức. Nhiều người không thể tự mình đại tiểu tiện dẫn tới viêm đường tiết niệu. Vì vậy, người chăm sóc cần chú ý cẩn thận vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm cho người bệnh.

– Thường xuyên xoa bóp, trở người: Tại một số vị trí bị liệt, cần cho người bệnh nằm đệm hơi hoặc đệm nước. Thường xuyên xoa bóp nhẹ và nghiêng trở người phòng tránh viêm loét da do nằm lâu.

– Giữ đường thở thông thoáng: Một số biến chứng về hô hấp có thể xảy ra do người bệnh nằm quá lâu, ít vận động dễ dẫn tới các bệnh lý viêm phổi, tắc nghẽn đường thở,…Vì thế cần thường cho người bệnh ngồi dậy, vỗ rung nhẹ vùng lưng hàng ngày để bệnh nhân dễ khạc đờm dãi hơn.

8.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Những biến chứng của đột quỵ nhồi máu não tác động rất lớn tới quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, việc điều chỉnh để có chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết, giúp bệnh nhân hạn chế được một số tác hại của bệnh.

Một số lời khuyên từ các chuyên gia tim mạch về chế độ ăn cho người bệnh:

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu cholesterol

– Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đạm, giàu protein. Tuy nhiên phải cung cấp một lượng vừa đủ thì mới có hiệu quả tốt, với nữ là 46 gram, với nam là 56 gram mỗi ngày.

– Sử dụng một số loại thực phẩm chứa các chất oxy hóa như: súp lơ trắng, táo, dưa hấu,..Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại đậu đỗ và giá đỗ để tốt cho sức khỏe.

– Không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa cafein và thực phẩm chứa nhiều acid như trứng, sữa chua, nước cam, quát, dứa,…Không chỉ thế, các loại thực phẩm chứa vitamin K như rau cải các loại, súp lơ xanh, cải bắp, dưa chuột sẽ làm tăng khả năng đông máu, làm tình trạng bệnh kéo dài và nguy hiểm hơn. Vì thế cần hạn chế ăn các loại rau củ này.

Để có một cơ thể khỏe mạnh phòng tránh cho chính bản thân và những người xung quanh, mỗi người cần tự kiểm soát sức khỏe của chính mình bằng cách:

– Thực hiện tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ tại các cơ sở y tế uy tín

– Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp, đường huyết, tim mạch,…ở mức an toàn

– Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao

– Loại bỏ những chất kích thích có hại cho sức khỏe

– Đặc biệt, hãy kiểm soát tốt cân nặng của chính mình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh đột quỵ nhồi máu não. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về căn bệnh này. Từ đó bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình hiệu quả nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *