Nguyên nhân đau nửa đầu dữ dội, biểu hiện và cách điều trị

Đau nửa đầu dữ dội có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.  Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và những trường hợp đau đầu dữ dội cần đi thăm khám ngay để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân đau nửa đầu dữ dội, biểu hiện và cách điều trị

1. Nhận biết cơn đau nửa đầu dữ dội

Cơn đau nửa đầu dữ dội thường xuất hiện rất nhanh chóng, không có dấu hiệu cảnh báo trước. Các biểu hiện bao gồm:

Đau nửa đầu dữ dội bên phải hoặc bên trái

– Mắt của bên bị đau có thể bị đỏ

– Nghẹt hoặc chảy nước mũi ở một bên bị đau nhức

– Da nhợt nhạt hoặc đỏ ửng

– Sưng vùng quanh mắt ở khu vực bị ảnh hưởng

– Cảm giác tê bì một nửa mặt

Bên cạnh đó người bệnh thường nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

Nguyên nhân đau nửa đầu dữ dội, biểu hiện và cách điều trị

Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột, kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu dữ dội

Đau nửa đầu dữ dội thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân được chia thành 2 dạng chính sau đây.

2.1 Đau nửa nửa đầu dữ dội do bệnh lý

– Bệnh đau nửa đầu Migraine hay còn gọi là đau nửa đầu vận mạch: cơn đau xuất hiện theo từng cơn, có thể từ nhẹ đến dữ dội, da đầu căng theo nhịp giật của mạch. Có thể gây biến chứng thần kinh như liệt nửa người, co giật, nhồi máu não.

– Đau nửa đầu do khối u não chèn ép: đau đầu kéo dài, thường kèm hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

– Đau đầu do tai biến mạch máu não: tắc mạch máu não, xuất huyết mạch máu não gây thiếu máu lên não, có thể để lại nhiều di chứng nặng như liệt nửa người, giảm thị lực,…

– Đau đầu do nhiễm trùng não – nhiễm trùng màng não: đau đầu thường đi kèm sốt, cơn đau lan tỏa liên tục, kèm theo cứng vùng gáy, sợ ánh sáng và tiếng động ồn.

– Đau đầu do viêm xoang, hàm mặt, cột sống cổ: Đau đầu tại các khu vực chứa dây thần kinh vùng sọ mặt thường đau dữ dội, cơn đau tuy ngắn nhưng lại rất nặng, cảm giác như điện giật bỏng rát.

2.2 Đau nửa đầu dữ dội không do bệnh lý

Đau đầu không do bệnh lý xuất phát từ những thói quen hàng ngày, cũng có thể do chấn thương từ tai nạn gây ra:

– Đau đầu do chấn thương hoặc tai nạn: chấn thương khiến máu tụ trong hộp sọ, gây chèn ép dây thần kinh, làm xuất hiện các cơn đau đầu.

– Đau đầu do stress, căng thẳng, lo âu: hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, máu lưu thông lên não kém gây ra các cơn đau đầu.

Tìm hiểu thêm: 9 thực phẩm hỗ trợ mất ngủ, giúp ngủ ngon

Nguyên nhân đau nửa đầu dữ dội, biểu hiện và cách điều trị

Stress là một nguyên nhân khiến bệnh đau đầu gia tăng hiện nay.

3. Đau nửa đầu dữ dội khi nào cần thăm khám với bác sĩ?

Trên thực tế, ngay kể cả khi chưa xuất hiện các triệu chứng đau đầu, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Trong trường hợp đau đầu dữ dội, kèm một số biểu hiện sau bạn nên đi thăm khám ngay vì đâu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý não bộ nguy hiểm:

– Đau đầu đột ngột, dữ dội uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ

– Đau đầu đi kèm sốt cao, buồn nôn, cứng cổ, rối loạn thần kinh, tê bì mặt, chân tay, khó nói. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý rất nguy hiểm như đột quỵ, viêm màng não, u não.

– Đau đầu dữ dội sau khi đã bị chấn thương hoặc tai nạn rất có thể do máu tụ trong não.

– Đau đầu ngày càng nặng hơn và xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

4. Phương pháp điều trị đau đầu dữ dội

4.1 Điều trị nội khoa

Điều trị các cơn đau đầu dữ dội chủ yếu trước mắt là cần làm giảm cơn đau và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu dữ dội, rút ngắn thời gian các cơn đau và ngăn chặn những cơn đau tiếp theo.

Điều trị nội khoa cần kết hợp 2 dạng sau:

– Điều trị nguyên nhân: Đây là phương pháp điều trị thường được các bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân, chẳng hạn như sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp hoặc dùng kháng sinh cho tình trạng viêm nhiễm hoặc xoang.

– Điều trị triệu chứng: nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau, có thể áp dụng bấm huyệt giảm đau đầu

Mặc dù bạn có thể mua và sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng đau đầu mà không cần kê đơn. Nhưng để đảm bảo điều trị hiệu quả cũng như phòng tránh các vấn đề như dị ứng thuốc, tác dụng phụ của thuốc, bạn nên thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ khiến tình trạng đau đầu càng khó cải thiện hơn, bạn có khả năng phụ thuộc vào thuốc trong những lần tiếp theo, do đó  người bệnh cần tránh sử dụng thuốc giảm đau.

4.2 Phẫu thuật

Nếu nguyên nhân gây đau nửa đầu dữ dội do các khối u não gây chèn ép, hoặc do máu tụ trong não hoặc một số bệnh lý thần kinh, não bộ mà việc sử dụng thuốc để điều trị nội khoa không có hiệu quả, thì các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gây đau đầu.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp hỗ trợ điều trị giảm đau đầu tại nhà như:

– Chườm lạnh lên vùng đầu, cổ vai gáy bị đau.

– Tránh những yếu tố căng thẳng thần kinh

– Tạo chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo ổn định đường huyết

– Tắm hoặc ngâm chân nước ấm để giảm stress, lưu thông khí huyết

– Tập thể dục thường xuyên và có thời gian nghỉ ngơi khoa học

Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị thay thế khác như châm cứu, thiền hoặc sử dụng các thực phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám với bác sĩ thần kinh, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp thay thế nào để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguyên nhân đau nửa đầu dữ dội, biểu hiện và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị nhồi máu não cấp bằng oxy cao áp

Chườm lạnh sẽ giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau đầu.

Có thể thấy đau nửa đầu dữ dội xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu, bạn nên thăm khám với bác sĩ nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *